Kinh thánh trọn bộ

Chính Công Việc Truyền Giáo

I. Chứng Tá Của Kitô Hữu

II. Rao Giảng Phúc Âm Và Quy Tụ Dân Chúa

III. Việc Thành Lập Cộng Ðoàn Kitô Giáo

-------------------------------

10. Nhập đề.

Giáo Hội được Chúa Kitô sai đi trình bày và thông ban tình yêu Thiên Chúa cho hết mọi người và mọi dân tộc, nhận thức rằng mình còn phải thực hiện công việc truyền giáo bao la [18*]. Thực vậy, hai tỷngười, mà con số càng ngày càng tăng, tụ họp thành những nhóm lớn lao và nhất định, do những mối liên lạc bền vững của đời sống văn hóa, những truyền thống cổ xưa của tôn giáo, những mối liên quan chặt chẽ của tình giao tế xã hội; số người này còn chưa nghe biết, hoặc chỉ mới nghe sơ qua về sứ điệp Phúc Âm; trong số đó có người đang theo một trong các tôn giáo lơn, có người còn xa lạvới ý niệm về chính Thiên Chúa, lại có người ra mặt phủ nhận và đôi khi còn ra mặt đả kích sự hiện hữu của Thiên Chúa nữa. Ðể có thể trình bày cho mọi người mầu nhiệm cứu rỗi và sự sống mà Chúa đã thông ban, Giáo Hội phải thấm nhập vào tất cả những nhóm người đó theo cùng một chiều hướng như chính Chúa Kitô, Ðấng đã nhờ việc nhập thể mà liên kết mình với những hoàn cảnh nhất định về xã hội và văn hóa của những người mà Chúa cùng chung sống. (go to top)


I. Chứng Tá Của Kitô Hữu

11. Chứng tá bằng đời sống và việc đối thoại.

Giáo Hội phải hiện diện trong các nhóm người đó nhờ con cái mình là những người cùng sống chung với họ hay là được sai đến với họ [19*]. Thật vậy mọi Kitô hữu, dù sống ở đâu, đều phải lấy gương mẫu đời sống và chứng tá lời nói để biểu dương con người mới mà họ đã mặc lấy nhờ phép Rửa, và biểu dương sức mạnh của Chúa Thánh Thần mà họ đã được củng cố nhờ phép Thêm Sức, đểnhững người khác nhìn thấy những việc lành của họ mà ngợi khen Chúa Cha [1], cùng nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa đích thực của đời sống con người và mối dây liên kết toàn thể cộng đồng nhân loại.

Ðể có thể làm chứng về Chúa Kitô một cách hữu hiệu, chính các Kitô hữu phải lấy lòng kính trọng và tình bác ái mà liên kết với những người ấy, phải biết mình là thành phần của nhóm người mình chung sống, và tham gia đời sống văn hóa, xã hội qua những giao tiếp và hoạt động khác nhau trong đời sống nhân loại, lại phải làm quen với những truyền thống dân tộc và tôn giáo của những người ấy; phải lấy làm sung sướng và kính cẩn mà khám phá ra những hạt giống Lời Chúa đang tiềm ẩn trong họ. Ðồng thời, các Kitô hữu phải chú ý đến sựbiến đổi sâu xa nơi các dân tộc, và phải nỗ lực làm cho những người thời nay còn quá chú tâm đến khoa học và kỹ thuật của thế giới hiện đại đừng bỏ quên những việc linh thiêng, mà trái lại còn nhờ đó mà khao khát mãnh liệt hơn chân lý và tình thương Chúa đã mạc khải. Như chính Chúa Kitô đã dò xét tâm hồn con người và đối thoại với họ đúng theo kiểu loài người để dẫn đưa họ đến ánh sáng thần linh, thì các môn đệ của Người đã thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô, cũng phải hiểu biết người họ chung sống, và phải đàm thoại với họ, để nhờ chính việc đối thoại chân thành và nhẫn nại đó, các môn đệ học biết những ân huệ phong phú mà Thiên Chúa đã rộng ban cho các dân tộc; đồng thời các môn đệ phải cố gắng đem ánh sáng Phúc Âm chiếu soi những ân huệ đó, giải thoát chúng và đem chúng về quy phục Chúa Cứu Thế. (go to top)

12. Sự hiện diện của đức ái.

Sự hiện diện của các Kitô hữu giữa các nhóm người phải được sống động bằng chính tình bác ái mà Thiên Chúa đã yêu chúng ta và muốn chúng ta cũng thương yêu nhau bằng tình bác ái đó [2]. Bác ái Kitô giáo thực sựlan tràn tới mọi người không phân biệt chủng tộc, hoàn cảnh xã hội hay tôn giáo; bác ái không cầu mong một lợi ích hay một tri ân nào. Như Thiên Chúa đã yêu chúng ta bằng một tình yêu vô vị lợi, thì các tín hữu cũng phải lấy tình bác ái mà lo lắng cho con người, bằng cách yêu mến họ với cùng một ý hướng nhưkhi Chúa tìm kiếm con người. Do đó, như Chúa Kitô đã trải qua khắp các thịthành và làng mạc, chữa lành mọi kẻ tật nguyền, bệnh hoạn, làm dấu chỉ Nước Chúa đã đến [3], thì Giáo Hội cũng nhờ con cái mình mà liên kết với mọi người thuộc mọi hoàn cảnh, nhất là với những người nghèo hèn đau khổ, và tình nguyện hy sinh cho họ [4]. Thực vậy, Giáo Hội chia vui xẻ buồn với họ, nhận biết những ước vọng và những vấn đề nhân sinh của họ, cùng chịu khổ với họ trong những lo âu về sự chết. Còn đối với những ai tìm kiếm hòa bình, Giáo Hội ao ước đáp ứng trong đối thoại huynh đệ, bằng cách mang lại cho họ hòa bình và ánh sáng phát xuất tự Phúc Âm.

Các Kitô hữu phải hoạt động và cộng tác với mọi người khác để tổchức đứng đắn những công việc kinh tế xã hội. Họ phải quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục các thiếu nhi và thanh thiếu niên bằng các loại trường học khác nhau: các trường này không những phải được coi như phương tiện tuyệt hảo đểhuấn luyện và nâng cao giới trẻ Kitô hữu, mà đồng thời còn là một công cuộc phục vụ nhân loại hết sức giá trị - nhất là đối với các quốc gia đang phát triển - để nâng cao nhân phẩm và chuẩn bị những hoàn cảnh hợp nhân bản hơn. Ngoài ra, họ còn phải tham gia vào nỗ lực của các dân tộc đang cố gắng tạo ra những hoàn cảnh sống tốt đẹp hơn, và củng cố hòa bình thế giới, bằng cách khuất phục đói khát, dốt nát và bệnh tật. Trong việc này giáo hữu phải khao khát cộng tác một cách khôn ngoan với những công cuộc đã được tổ chức tư cũng như công phát động, hoặc đã được các chính phủ, các cơ quan quốc tế, các cộng đoàn Kitô giáo khác nhau, hay các tôn giáo ngoài Kitô giáo khởi xướng. (go to top)

Tuy nhiên, Giáo Hội không hề muốn pha mình vào việc cai trị xã hội trần gian. Giáo Hội không đòi cho mình một quyền hành nào khác ngoài quyền phục vụ nhân loại - với ơn Chúa giúp - trong tình bác ái và trung thành phụng sự [5].

Trong đời sống và hoạt động của mình, các môn đệ Chúa Kitô, nhờliên kết chặt chẽ với nhân loại, hy vọng sẽ mang lại cho nhân loại một chứng táđích thực về Chúa Kitô, và sẽ hoạt động cho phần rỗi của nhân loại, dù ở nơi mà họ không thể rao giảng về Chúa Kitô một cách đầy đủ. Thật vậy các môn đệ ấy không tìm tiến bộ và thịnh vượng thuần vật chất cho con người nhưng là nâng cao nhân phẩm và sự hiệp nhất huynh đệ, bằng cách dạy những chân lý tôn giáo và luân lý mà Chúa Kitô đã soi sáng bằng ánh sáng của Người, và như thế, dần dần họ mởrộng con đường hoàn hảo hơn dẫn về Thiên Chúa. Như vậy con người được trợ giúp để đạt tới phần rỗi, nhờ yêu mến Thiên Chúa và cận nhân; và như vậy, bắt đầu tỏa sáng mầu nhiệm Chúa Kitô, trong Người xuất hiện con người mới đã tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa [6], và trong Người tình thương của Thiên Chúa [20*] được biểu lộ. (go to top)


II. Rao Giảng Phúc Âm Và Quy Tụ Dân Chúa

13. Rao giảng Phúc Âm và việc trở lại đạo.

Bất cứ nơi nào Thiên Chúa mở rộng cửa cho việc rao giảng mầu nhiệm Chúa Kitô [7]thì người ta phải tin tưởng và bền chí [8] loan báo [9]cho hết mọi người [10] biết Thiên Chúa hằng sống và biết Ðấng Thiên Chúa sai đến cứu chuộc mọi người là Chúa Kitô [11]để những người ngoài Kitô giáo được Chúa Thánh Thần mở lòng [12]tin vào Chúa mà tự do trở lại cùng Người, và trung thành gắn bó với Người; vì Người là "đường, là sự thật và là sự sống" (Gio 14,6), nên Người cho họ thỏa mãn mọi nguyện vọng thiêng liêng và còn ban cho dư đầy vô tận.

Dĩ nhiên phải hiểu việc trở lại đó mới chỉ là bước đầu, nhưng đểcon người nhận thức rằng, một khi đã từ bỏ tội lỗi, con người sẽ được dẫn vào mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa, Ðấng gọi họ giao kết chính bản thân họ với Ngài trong Chúa Kitô. Thật vậy, nhờ ơn Chúa tác động, các tân tòng quyết khởi sựcuộc hành trình thiêng liêng: nhờ đó, khi đã lấy đức tin mà thông công mầu nhiệm Chúa chịu chết và sống lại, họ từ người cũ đổi thành người mới, con người được nên hoàn hảo trong Chúa Kitô [13]. Sự biến đổi này đồng thời cũng làm cho tâm trạng và phẩm hạnh con người dần dần thay đổi, nên đây phải là một cuộc biến đổi rõ ràng, với những hậu quả của nó trong phạm vi xã hội và phải tiến triển dần dần trong thời gian dự tòng. Con người tân tòng thường gặp phải những nứt rạn và phân cách, vì Chúa họ tin là dấu chỉ của sựchống đối [14], nhưng họ cũng nếm được những vui mừng vô tận của Chúa ban cho [15].

Giáo Hội cấm ngặt không ai được ép buộc hay dùng những mánh lới bất xứng để dụ dỗ hay lôi cuốn người ta theo đạo, cũng như Giáo Hội cương quyết đòi cho con người quyền không bị hăm dọa để bỏ đạo vì những bách hại bất công [16].

Theo thói quen rất lâu đời của Giáo Hội, phải cứu xét những động lực tòng giáo,và nếu cần, phải thanh luyện những động lực đó nữa. (go to top)

14. Lớp dựtòng và việc huấn luyện đời sống Kitô hữu.

Những người nhờ Giáo Hội được Thiên Chúa ban ơn tin Chúa Kitô [17]phải được nhận vào lớp dự tòng bằng những lễ nghi phụng vụ; lớp dự tòng này không phải chỉ là trình bày tín lý và các giới răn, nhưng là huấn luyện một đời sống Kitô hữu đầy đủ và là thời gian tập sự được kéo dài thích đáng, để nhờ đó môn đệ liên kết với Chúa Kitô là Thầy mình. Vậy các dự tòng phải được khai tâm một cách thích hợp về mầu nhiệm cứu rỗi, tập sống theo Phúc Âm, và qua các nghi lễ thánh được cử hành theo từng giai đoạn liên tục [18]họ được đưa vào đời sống đức tin, phụng vụ và bác ái của Dân Chúa.

Rồi khi đã chịu các bí tích gia nhập [21*]Kitô giáo, họ được giải thoát khỏi quyền lực tối tăm [19], cùng chết, cùng được an táng và sống lại với Chúa Kitô [20], họ lãnh nhận Chúa Thánh Thần [21] Ðấng làm cho họ thành nghĩa tử, và cùng với toàn thể Dân Chúa họ cử hành lễ kính nhớ việc Chúa chịu chết và sống lại. (go to top)

Thánh Công Ðồng ước mong phụng vụ mùa chay và mùa phục sinh được cải tổ thế nào để chuẩn bị tâm hồn các tân tòng cho việc cử hành mầu nhiệm phục sinh, và trong khi cử hành những nghi lễ long trọng này, họ được tái sinh trong Chúa Kitô nhờ phép Thánh Tẩy.

Lớp khai tâm Kitô giáo trong thời gian dự tòng đó không phải chỉlà việc riêng của các giảng viên giáo lý hay của các linh mục, mà còn là của cộng đoàn tín hữu, nhất là của những người đỡ đầu, để nhờ đó ngay từ đầu, các dự tòng cảm thấy mình thuộc về Dân Chúa. Và vì đời sống của Giáo Hội là đời sống tông đồ, nên các dự tòng cũng phải học biết cộng tác tích cực vào việc rao giảng Phúc Âm và xây dựng Giáo Hội bằng chứng tá đời sống và việc tuyên xưng đức tin.

Sau hết, tình trạng pháp lý của dự tòng phải được ấn định rõ ràng trong bản Giáo Luật mới [22*]. Thực vậy, họ đã được kết hợp với Giáo Hội [22], đã thuộc về gia đình Chúa Kitô [23]và có khi đã sống đời sống tin, cậy, mến rồi. (go to top)


III. Việc Thành Lập Cộng Ðoàn Kitô Giáo

15. Việc thành lập cộng đoàn Kitô giáo.

Chúa Thánh Thần là Ðấng kêu gọi mọi người đến với Chúa Kitô, thúc đẩy tâm hồn họ vâng phục đức tin nhờ hạt giống Lời Chúa và việc rao giảng Phúc Âm. Chính khi Ngài sinh những kẻ tin Chúa Kitô trong lòng Giếng Rửa Tội để sống đời sống mới, Ngài tập họp họ thành một Dân Chúa duy nhất. Dân này là "dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, là dân được Thiên Chúa thu phục" (1P 2,9) [24].

Vậy các nhà truyền giáo như những cộng sự viên của Thiên Chúa [25], phải gây dựng những cộng đoàn tín hữu sao cho họ biết sống xứng đáng ơn gọi của mình [26],để họ có thể thi hành những chức vụ đã được Chúa trao phó cho họ: đó là chức vụtư tế, tiên tri và vương giả. Nhờ cách đó, cộng đoàn Kitô hữu trở thành dấu chỉnói lên sự hiện diện của Thiên Chúa nơi trần gian: thật vậy, nhờ Hiến Tế Thánh Thể, họ luôn được cùng Chúa Kitô vươn lên Chúa Cha [27], [23*]và khi đã được nuôi dưỡng cẩn thận bằng Lời Chúa [28], họ làm chứng về Chúa Kitô [29], và sau cùng dấn bước trong tình bác ái và được hun đúc trong tinh thần tông đồ [30].

Do đó, ngay từ đầu, cộng đoàn Kitô hữu phải được thiết lập làm sao để tự mình có thể cung cấp cho mình những gì cần thiết, được phần nào hay phần nấy.

Cộng đoàn tín hữu này đã có sẵn nguồn phong phú về văn hóa của dân tộc, phải bén rễ sâu trong dân chúng: các gia đình đã thấm nhuần tinh thần Phúc Âm phải phát triển [31] và phải được các trường học có giá trị nâng đỡ; phải tổ chức các hội đoàn và các nhóm người lo việc tông đồ giáo dân, để có thể đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập toàn thể xã hội. Sau hết, bác ái phải được chiếu giải huy hoàng giữa những người công giáo thuộc các Lễ Chế khác nhau [32]. (go to top)

Tinh thần hiệp nhất cũng phải được nuôi dưỡng nơi các tân tòng, đểhọ nhận thức rõ ràng rằng những anh em tin vào Chúa Kitô cũng là môn đệ Chúa Kitô, cũng được tái sinh nhờ phép Rửa, cũng được chia xẻ rất nhiều ơn lành của Dân Chúa. Chừng nào hoàn cảnh tôn giáo cho phép, phải tìm cách phát động công việc hiệp nhất, để khi đã gạt bỏ mọi hình thức dửng dưng và lẫn lộn, cũng nhưmọi ganh đua bất chính, người công giáo sẽ hợp tác huynh đệ với những anh em ly khai theo tiêu chuẩn của Sắc lệnh về Hiệp nhất, ngõ hầu cùng nhau tuyên xưng một đức tin vào Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô trước mặt Muôn Dân [24*]tùy theo mức độ có thể, và cùng nhau cộng tác trong lãnh vực xã hội và kỹ thuật cũng như vấn đề văn hóa và tôn giáo. Nhất là họ phải cộng tác với nhau vì Chúa Kitô, Chúa chung của mình: nguyện Danh Người liên kết họ lại! Việc cộng tác chẳng những phải được thể hiện giữa các cá nhân với nhau, nhưng còn phải tùy theo sự phán đoán của Ðấng Bản Quyền địa phương mà thiết lập sự cộng tác giữa các Giáo Hội hoặc những cộng đoàn giáo hội [25*] cũng như trong những công cuộc của các giáo đoàn đó.

Các Kitô hữu từ mọi Dân Tộc tụ họp vào Giáo Hội, "không vì chế độ, không vì ngôn ngữ, cũng không vì tổ chức xã hội trần gian mà phân cách với những người khác", [33] nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ phải thực sự và tích cực vun trồng lòng Ái Quốc, tuy nhiên phải hết sức tránh sự kỳ thị chủng tộc và chủ nghĩa quốc gia quá khích, phải cổ võ tình yêu thương đại đồng của nhân loại. (go to top)

Ðể đạt tới những mục tiêu trên, giáo dân, nghĩa là các Kitô hữu đã nhờ phép Rửa Tội mà sáp nhập vào Chúa Kitô và đang sống giữa thế gian, giữ một vai trò rất quan trọng và đáng được đặc biệt lưu tâm. Thực vậy bổn phận riêng của họ là: sau khi thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô, họ phải làm sống động từ bên trong như men trong bột và sắp đặt công việc trần thế để chúng luôn luôn được thực hiện theo ý Chúa Kitô [34].

Tuy nhiên, không thể kể là đủ khi dân Kitô giáo hiện diện và được thiết lập trong một dân tộc nào đó, cũng không phải là đủ khi chỉ làm việc tông đồ bằng gương lành, nhưng dân Kitô giáo được thiết lập và hiện diện chính là đểdùng lời nói và việc làm mà loan báo Chúa Kitô cho những người đồng hương ngoài Kitô giáo, và giúp họ đón nhận Chúa Kitô một cách đầy đủ.

Ngoài ra, để gieo trồng Giáo Hội và phát triển cộng đoàn Kitô giáo, cần phải có nhiều thừa tác vụ khác nhau; những thừa tác vụ này một khi được ơn Chúa gọi mà nảy sinh từ chính cộng đoàn tín hữu, phải được mọi người đặc biệt chăm lo cổ võ và vun trồng; trong những thừa tác vụ đó, có chức linh mục, phó tế và giảng viên giáo lý cũng như công giáo tiến hành. Cũng thế, bằng lời cầu nguyện hay bằng những công tác hoạt động, các nam nữ tu sĩ cũng phải thực thi nhiệm vụ thiết yếu để Nước Chúa Kitô bén rễ và vững mạnh trong các tâm hồn và được phát triển thêm mãi. (go to top)

16. Thiết lập hàng giáo sĩ bản xứ.

Giáo Hội rất vui mừng cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài đã rộng ban một ơn vô giá là ơn gọi làm linh mục cho biết bao thanh niên trong các Dân Tộc mới quay về với Chúa Kitô. Thực vậy, Giáo Hội càng bén rễ vững chắc hơn trong mỗi một nhóm người, khi chính các cộng đoàn tín hữu có những phần tử riêng của mình làm thừa tác viên cứu rỗi đang phục vụ anh em mình trong hàng Giáo Mục, Linh Mục và Phó Tế để dần dần các Giáo Hội trẻ trung tạo được cơ cấu giáo phận với hàng giáo sĩ riêng.

Những điều mà Công Ðồng này đã ấn định về ơn kêu gọi và việc đào tạo linh mục, phải được kính cẩn tuân giữ ở những nơi Giáo Hội mới được gieo trồng cũng như ở những Giáo Hội trẻ trung. Phải hết sức chú trọng đến những gì đã được đề cập về việc phải liên kết chặt chẽ công việc huấn luyện thiêng liêng với việc huấn luyện giáo thuyết và mục vụ; việc sống theo tiêu chuẩn Phúc Âm mà không nhằm lợi ích cá nhân hay gia đình; việc đào sâu ý nghĩa thâm thúy của mầu nhiệm Giáo Hội. Như thế, họ sẽ học biết một cách kỳ diệu việc tận hiến toàn thân để phục vụ Thân Thể Chúa Kitô và công việc rao giảng Phúc Âm, biết liên kết với Giám Mục của họ như những cộng sự viên trung thành, đồng thời cộng tác với các anh em linh mục khác [35].

MẶC KHẢI VÀ SÁCH THÁNH

    Ðể giúp độc giả, dù tin vào Thiên Chúa hay không, biết mình đang cầm cuốn sách nào trong tay và biết cách đọc và hiểu cuốn Sách Thánh, chúng tôi xin tóm tắt giáo huấn của Công Ðồng Va-ti-ca-nô II về Mặc Khải và Sách Thánh (Kinh Thánh), sau đó chúng tôi giới thiệu đại cương từng phần của Sách Thánh.

1. Ðâu là nguồn gốc của Sách Thánh?

"Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mặc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Người (x. Ep 1,9). Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể, trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa (x. Ep 2,18; 2Pr 1,4). Trong việc mặc khải này, với tình thương chan chứa của Người, Thiên Chúa vô hình (x. Xh 33,11; Ga 15,14-15) ngỏ lời với loài người như với bạn hữu. Người đối thoại với họ (x. Br 3,38) để mời gọi và đón nhận họ hiệp nhất với Người" (MK 2).

Thiên Chúa đã nói với loài người khi nào, qua ai?

"Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử (Giê-su)" (Dt 1,1-2). (go to top)

Thiên Chúa đã nói cách đây hàng mấy chục thế kỷ, làm sao tôi có thể nghe được hôm nay?

"Thuở xưa" Lời Chúa phán dạy đã tạo thành một dân tộc được tuyển chọn để nghe và giữ lời Thiên Chúa. Lời ấy đã được lưu giữ trong giáo huấn, đời sống và phụng tự của Dân Thiên Chúa trong thời Cựu Ước và đã được ghi chép thành Sách Thánh, tức là sách Cựu Ước.

Còn lời Thiên Chúa đã phán qua Thánh Tử Giê-su đã được truyền lại cho chúng ta nhờ sứ vụ của các Tông Ðồ: "Hoặc qua lời giảng dạy, gương lành và các thể chế, các ngài đã truyền lại những gì đã nhận lãnh từ miệng Chúa Ki-tô, khi chung sống với Người và thấy Người hành động, hoặc đã học biết được nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng; một phần do chính các ngài và những người phụ tá các ngài đã viết lại Tin Mừng cứu rỗi dưới sự linh hứng của cùng một Chúa Thánh thần" (MK 7). Ðó là sách Tân Ước. (go to top)

2. Làm sao biết được đây là Sách Thánh?

Hàng ngày trong khi cử hành phụng vụ, sau khi đọc Sách Thánh, người đọc hô lên: "Ðó là Lời Chúa", và toàn thể cộng đoàn đáp lại: "Tạ ơn Chúa ." Ðó là một lời tuyên xưng đức tin. "Sách Thánh là Lời Chúa nói. Vì được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần" (MK 9). Như vậy thì chỉ có Thánh Thần mới có thể làm cho Hội Thánh nhận ra "đó là Lời Chúa".

Trong Hội Thánh, Chúa Giê-su đã trao cho các Tông Ðồ và các đấng kế vị quyền giáo huấn để "dạy người ta tuân giữ mọi điều Chúa đã truyền" (x.Mt 28,20), và đã ban Thánh Thần cho các vị này để thi hành sứ mạng (x.Ga 20,21-22). Thánh Thần đã dùng các vị này để giúp cộng đoàn Hội Thánh dần dần xác định những sách nào là Sách Thánh. Vào thế kỷ IV Hội Thánh Công Giáo đã có những bản kê khai các sách được nhìn nhận là Sách Thánh: đó là quy điển, tức là những sách được Thánh Thần linh hứng và có giá trị để Hội Thánh quy chiếu vào đó mà biết những gì phải tin và những gì phải thực hành trong đời sống. Ngày nay Hội Thánh Công Giáo vẫn trân trọng tôn kính, giữ gìn và tuyên đọc Lời Chúa trong bộ Sách Thánh gồm phần Cựu Ước (46 cuốn ) và Tân Ước (27 cuốn). (go to top)

3. Sách Thánh trong đời sống của Ki-tô hữu

"Hội Thánh luôn tôn kính Sách Thánh như chính Thân Thể Chúa. Nhất là trong Phụng Vụ Thánh, Hội Thánh không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Ki-tô để ban phát cho các tín hữu" (MK 21).

Lời Chúa và bí tích Thánh Thể là hai cách hiện diện của Chúa Ki-tô Phục Sinh. Tin Mừng theo thánh Lu-ca gợi cho chúng ta điều ấy trong câu chuyện hai môn đệ trên đường Em-mau: Họ thấy lòng mình bừng cháy khi Chúa Giê-su nói với họ và giải nghĩa Sách Thánh cho họ trên đường, và họ nhận ra Người khi Người "cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ" (x. Lc 24,13-32). (go to top)

Lời Chúa và bí tích Thánh Thể là của ăn thông ban và nuôi dưỡng sự sống đời đời nơi chúng ta. Trong Cựu Ước, khi dẫn dân Chúa đi trong hoang địa, Thiên Chúa nuôi họ bằng man-na và Lời Chúa: "Người đã bắt anh em phải cùng cực, phải đói, rồi đã cho anh em ăn man-na là của ăn anh em chưa từng biết và cha ông anh em cũng chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh em nhận biết rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra" (Ðn l 8,3). Trong thời của Giao Ước Mới này, Chúa Ki-tô Phục Sinh đồng hành với dân mới. Người nuôi chúng ta bằng Lời Chúa và bằng Mình Máu Thánh Người. - "Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết" (Ga 8,51) - "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống" (Ga 6,51). (go to top)

"Hội Thánh luôn công bố Lời Chúa khi cử hành các bí tích và các giờ kinh phụng vụ, vì Sách Thánh phân phát cách bất di bất dịch Lời của chính Thiên Chúa và làm vang dội tiếng nói của Chúa Thánh Thần qua các ngôn sứ cùng các Tôn g Ðồ. Bởi vậy, mọi lời giảng dạy trong Hội Thánh cũng như chính đạo thánh Chúa Ki-tô phải được Sách Thánh nuôi dưỡng và hướng dẫn. Thực tế, trong các Sách Thánh, Cha trên trời đến gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ bằng tất cả lòng trìu mến" (Mk 21).

Công Ðồng Va-ti-ca-nô II đã nhắc lại lời thánh Giê-rô-ni-mô: "Không biết Sách Thánh là không biết Chúa Ki-tô" rồi khuyến khích các tu sĩ "hăng hái tiếp xúc với chính bản văn Sách Thánh" và khẳng định: "Các giám mục có phận sự dạy dỗ cách thích hợp cho các tín hữu đã được trao cho mình biết sử dụng đúng đắn Sách Thánh, nhất là Tân Ước và trước tiên là các sách Tin Mừng, nhờ các bản dịch. Các bản dịch này phải được kèm theo những lời giải thích cần thiết và đầy đủ, để con cái Hội Thánh có thể sử dụng Sách Thánh cách bảo đảm và ích lợi, và được thấm nhuần tinh thần Sách Thánh" (MK 25).

Hội Thánh muốn trao Sách Thánh vào tay mỗi người tín hữu và cả những người ngoài Ki-tô giáo, bởi vì "cũng như đời sống Hội Thánh được tăng triển nhờ năng lãnh nhận bí tích Thánh Thể thì cũng có thể hy vọng đời sống thiêng liêng sẽ có một đà tiến mới nhờ gia tăng lòng sùng kính Lời Chúa", là lời "hằng tồn tại muôn đời" (x. MK 25-26). (go to top)

4. Làm thế nào để hiểu Sách Thánh?

Sách Thánh là Lời Chúa đã thành lời người, cũng như Ðức Ki-tô là Lời Chúa đã thành người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Cả hai là công trình của Thánh Thần: Lời Chúa thành lời người do Thánh Thần linh hứng cho các tác giả viết ra; Lời Chúa thành người phàm do Thánh Thần tạo dựng tác động trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a. Công Ðồng khẳng định: "Lời của Chúa diễn tả qua ngôn ngữ của loài người, được đồng hoá với tiếng nói loài người, cũng như xưa Lời của Chúa Cha hằng hữu đã trở nên giống loài người, sau khi nhận lấy sự yếu đuối của xác phàm" (MK 13).

Tính cách "nhập thể" này khiến người ta phải nhờ đến các phương pháp nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ, xã hội, các phương pháp phân tích văn chương để "tìm hiểu điều các tác giả Sách Thánh thực sự có ý trình bày và điều Thiên Chúa muốn diễn tả qua lời lẽ của họ" (x.MK12). Công việc này Công Ðồng kêu gọi các nhà chuyên môn thực hiện để giúp những người có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa "truyền đạt kho tàng bao la của Lời Chúa cho các tín hữu". Còn chính "những người có bổn phận phục vụ Lời Chúa phải gắn bó với Sách Thánh nhờ chăm đọc và ân cần học hỏi để khỏi trở thành kẻ huênh hoang rao giảng Lời Thiên Chúa ngoài môi miệng bởi không lắng nghe Lời Thiên Chúa trong lòng" (x. MK 23-26). (go to top)

"Nhưng Sách Thánh đã được viết ra bởi Chúa Thánh Thần, nên cũng phải được đọc và chú giải trong Chúa Thánh Thần ." Muốn thế, phải tôn trọng toàn thể hoạt động của Thánh Thần, nghĩa là "phải ân cần lưu ý đến nội dung, và sự thống nhất toàn bộ Kinh Thánh, dựa trên truyền thống sống động của toàn Hội Thánh và trên sự tương hợp toàn bộ đức tin" (MK 12).

Vậy phải chăng người Ki-tô hữu giáo dân (không phải là giáo sĩ, tu sĩ, nhà nghiên cứu) đành chỉ chờ nghe giảng dạy chứ không được cầm Sách Thánh trong tay mà đọc? Công Ðồng Va-ti-ca-nô II đã ra lệnh: "Phải mở rộng lối vào Kinh Thánh cho các Ki-tô hữu" (MK 22). Trách nhiệm của các giám mục là "dạy các Ki-tô hữu biết sử dụng đúng đắn Sách Thánh nhờ các bản dịch" (MK 25). Như vậy Công Ðồng khuyến khích mọi Ki-tô hữu trực tiếp tiếp xúc với Sách Thánh. (go to top)

5. Làm thế nào để được Lời Chúa nuôi dưỡng như lương thực?

Công việc của các nhà nghiên cứu và các người rao giảng là giúp người Ki-tô hữu hiểu Lời Chúa trong Sách Thánh. Nhưng sự hiểu biết đó không sinh ích gì nếu mỗi người không trở thành mảnh đất tốt đón nhận hạt giống Lời Chúa, nghĩa là "những kẻ nghe Lời Chúa với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả" (Lc 8,15).

Thánh Phê-rô tuyên xưng: "Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời" sau khi Chúa Giê-su tuyên bố: "Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống" (Ga 6,63.68). Chính vì "tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng" (2 Tm 3,16) và "chính nhờ có Thánh Thần thúc đẩy mà có những người nói theo lệnh của Thiên Chúa" (2Pr 1,21), nên Lời Thiên Chúa có sức thông ban Thần Khí cho chúng ta tương tự như các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Do đó điều trước tiên là chúng ta phải cung kính đọc hoặc nghe với đức tin cũng như khi lãnh nhận các bí tích.

Khung cảnh thuận lợi nhất để đón nhận Lời Chúa là khi cử hành các giờ kinh phụng vụ và các bí tích, vì những lúc ấy tâm hồn chúng ta được chuẩn bị, và phụng vụ nâng đỡ chúng ta. (go to top)

Ngoài khung cảnh phụng vụ, chúng ta có thể đọc và suy niệm chiêm ngắm Lời Chúa. Ðây là hình thức đón nghe Lời Chúa trong cầu nguyện đã có từ thời Dân Chúa bị lưu đày ở Ba-by-lon (thế kỷ VI trước CN). Khi không còn phụng vụ tế tự tại đền thờ Giê-ru-sa-lem, Dân Chúa mới chú ý đến lời ông Mô-sê và các ngôn sứ. Họ tụ họp nhau trong Hội đường (ngày sa-bát) để nghe lại Lời Chúa đã phán dạy qua ông Mô-sê và các ngôn sứ. Họ lắng nghe và nghiền ngẫm, đối chiếu với những gì họ đang sống. Nhờ đó họ hiểu được nguyên nhân cuộc sống hiện tại là do tội lỗi của họ gây ra, đồng thời họ tìm được niềm hy vọng vì khi các ngôn sứ răn đe thì cũng công bố lời hứa cứu độ. Như thế Lời Chúa dạy cho họ biết hoán cải và hy vọng. Từ đó họ ăn năn thống hối, cầu xin ơn tha tội, ơn giải phóng, ơn cứu độ

Trong các văn kiện gần đây, Ðức Gio-an Phao-lô II đã đề cao việc suy niệm chiêm ngắm Lời Chúa (xem Tông huấn về "đào tạo linh mục" số 47; "Ðời sống thánh hiến" số 94; sứ điệp nhân "ngày quốc tế giới trẻ" 1997 tại Paris, số 6). Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả vài nét về cách suy niệm chiêm ngắm Lời Chúa này, dựa theo cách giải thích của Ðức Hồng Y Carlo Maria Martini. Có thể phân biệt ba bước trong tiến trình suy niệm chiêm ngắm Lời Chúa: (go to top)

a. Ðọc

Bắt lấy những yếu tố quan trọng của bản văn bằng cách chú ý đến các động từ, các chủ từ, các tình cảm, tính cách của hành động, các sự việc nối tiếp nhau vì lý do nào. Nếu chịu khó đọc đi đọc lại, sẽ luôn thấy mới mẻ. Liên tưởng đến những đoạn tương tự trong Sách Thánh giúp ta chuyển từ mạch văn trước mắt đến những viễn tượng rộng lớn hơn, vì toàn Sách Thánh là một cuốn sách duy nhất. Ðây là việc khảo sát bản văn, ai cũng có thể làm được. Có thể nói đọc là tra vấn bản văn. (go to top)

b. Suy niệm

Khi đọc ta mới chỉ chú ý đến ý nghĩa của các từ ngữ. Suy niệm là nghiền ngẫm về những tình cảm, những hành động, những thái độ do kết cấu của các từ ngữ gợi lên: có thể là thái độ của Thiên Chúa đối với con người: lòng thương xót, sự thành tín, sự công chính; hoặc thái độ của con người đối với Thiên Chúa và với nhau: ngợi khen, cảm tạ, thống hối - phản bội, dối trá, hèn nhát .

Nghiền ngẫm giúp ta nhận ra những giá trị thường hằng hàm chứa trong bản văn. Sau đó ta đối chiếu với tình trạng bản thân: tôi đảm nhận những giá trị thường hằng đó như thế nào? Ðó là để cho Lời Chúa tra vấn, dạy dỗ, an ủi, mời gọi ta.

Việc suy niệm như thế khơi dậy trong chúng ta những tâm tình, những ước nguyện để thân thưa với Thiên Chúa: ngợi khen, cảm tạ, thống hối, cầu xin, dâng hiến Lời Chúa đưa ta đến chỗ đáp lại, đối thoại với Người. Ðó là cầu nguyện, như Công Ðồng nói: "Cầu nguyện phải đi đôi với việc đọc Sách Thánh, để có sự đối thoại giữa Thiên Chúa và con người, vì chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa khi cầu nguyện và chúng ta nghe Người nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn của Chúa" (MK 25). (go to top)

c. Chiêm ngắm

Việc nghiền ngẫm và cầu nguyện dần dần tập trung lại trong việc chiêm ngắm chính mầu nhiệm Chúa Giê-su hiện diện trong mọi trang Sách Thánh và nhất là trong sách Tin Mừng. Thánh Thần đưa chúng ta vượt qua bản văn để cảm nghiệm và sống với sự hiện diện của Thiên Chúa đang hành động trong mọi biến cố Sách Thánh kể lại.

Như vậy chúng ta đi từ bản văn đến những giá trị bản văn nêu lên và cuối cùng đến với chính Ðấng hành động trong các biến cố và đang nói với ta.

Bước thứ nhất (đọc) có thể nhờ người giải thích, giúp đỡ. Bước thứ hai (suy niệm chiêm ngắm) mỗi người phải đích thân đi vào với ơn Chúa giúp. Bước thứ ba hoàn toàn do Thánh Thần khơi dậy trong chúng ta.

Nhờ suy niệm chiêm ngắm Lời Chúa, mỗi người sẽ được Thiên Chúa đưa vào một kinh nghiệm đích thân gặp gỡ Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ngỏ lời với chúng ta cốt để đưa chúng ta vào mầu nhiệm của Người, chia sẻ cho chúng ta sự sống của Người. (go to top)


Trích: https://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vn bible/vnin trọhtm

Ðể đạt tới mục đích tổng quát này, toàn thể việc giáo dục chủng sinh phải được tổ chức dưới ánh sáng của mầu nhiệm cứu rỗi như đã được trình bày trong Thánh Kinh. Họ phải khám phá và sống mầu nhiệm Chúa Kitô, cũng nhưmầu nhiệm cứu rỗi nhân loại [36] được thể hiện trong Phụng Vụ.

Những đòi hỏi chung đối với việc huấn luyện linh mục về phương diện mục vụ và thực hành, theo như tiêu chuẩn của Công Ðồng [37], phải được phối hợp với lòng hăng say tìm kiếm lối suy tư và hành động riêng biệt của dân tộc mình. Vì thế, tâm trí chủng sinh phải được mở rộng và mài giũa để hiểu biết đúng và có thể phán đoán về nền văn hóa của dân tộc mình; trong các môn triết học và thần học, chủng sinh phải thấu triệt những liên lạc giữa truyền thống và tôn giáo dân tộc với Kitô giáo [38]. Cũng thế, việc huấn luyện linh mục phải nhằm vào những nhu cầu mục vụ của từng miền: chủng sinh phải học biết lịch sử, mục đích và phương pháp hoạt động của Giáo Hội, những hoàn cảnh đặc biệt về xã hội, kinh tế và văn hóa của dân tộc mình. Họ phải được giáo dục trong tinh thần hiệp nhất và phải được chuẩn bị đứng đắn để đối thoại trong tình huynh đệ với những người ngoài Kitô giáo [39]. Tất cả điều đó đòi hỏi những môn học để làm linh mục phải được thực hiện trong nếp sống và trong sự giao tiếp với dân tộc mình bao nhiêu có thể [40]. Sau hết, phải chú ý huấn luyện cho biết điều hành đứng đắn những việc liên quan đến Giáo Hội cũng như huấn luyện về phương diện kinh tế nữa. (go to top)

Hơn nữa phải chọn một số linh mục có khả năng, sau khi đã có một số kinh nghiệm mục vụ, đi học thêm các môn học cao hơn ở các Ðại Học, kể cả ởcác Ðại Học ngoại quốc, nhất là ở Kinh Thành Roma, và ở các Học Viện khoa học khác, để các Giáo Hội trẻ trung có sẵn trong hàng giáo sĩ địa phương những linh mục có kiến thức và kinh nghiệm thích đáng hầu hoàn thành những công việc khó khăn hơn của Giáo Hội.

Nơi nào Hội Ðồng Giám Mục xét là thích hợp, thì phải thiết lập lại chức phó tế như một bậc sống thường xuyên theo tiêu chuẩn của Hiến Chế "vềGiáo Hội" [41]. Thực vậy thật là hữu ích nếu những người đang đảm nhận thực sự chức vụ phó tế,hoặc đang giảng lời Chúa như các giảng viên giáo lý, hoặc nhân danh cha sở và Giám Mục điều khiển những cộng đoàn Kitô giáo xa xôi, hoặc thực thi bác ái trong những công cuộc xã hội hay từ thiện, được thêm mạnh mẽ nhờ việc đặt tay [26*]lưu truyền từ các Tông Ðồ và được kết hợp chặt chẽ với bàn thánh hơn, để họ chu toàn thừa tác vụ của mình một cách hữu hiệu hơn nhờ ơn bí tích của chức phó tế. (go to top)

17. Huấn luyện giảng viên giáo lý.

Cũng thế, có một đạo binh thực sự đáng khen và rất đáng thưởng công nhờ việc truyền giáo nơi Muôn Dân, đó là đạo binh các giảng viên giáo lý nam cũng như nữ; là những người đã thấm nhuần tinh thần tông đồ, họ vất vả rất nhiều để mang lại sự trợ giúp đặc biệt và hoàn toàn cần thiết cho việc bành trướng đức tin và Giáo Hội.

Trong thời đại chúng ta, chức vụ của các giảng viên giáo lý rất quan trọng vì số giáo sĩ ít oi không đủ để rao giảng Phúc Âm cho quần chúng quáđông đúc cũng như để thi hành mục vụ. Vì thế, việc huấn luyện những giảng viên này phải được kiện toàn và thích nghi với tiến bộ văn hóa, để như những cộng tác viên đắc lực của chức linh mục, họ có thể hoàn thành đến mức tối đa nhiệm vụ của họ, nhiệm vụ đang đặt nặng trên vai họ những trọng trách mới mẻ và rộng lớn hơn. (go to top)

Bởi vậy phải tăng thêm nhiều trường học thuộc giáo phận và miền,để các giảng viên giáo lý tương lai vừa được học hỏi về giáo lý công giáo, nhất là về môn Thánh Kinh và Phụng Vụ, vừa được học hỏi về phương pháp dạy Giáo lý và thực hành mục vụ, lại được tự luyện theo luân lý Kitô giáo [42]trong khi không ngừng cố gắng trau dồi đời sống đạo đức và thánh thiện. Ngoài ra còn phải có những buổi hội thảo hay những khóa học tập định kỳ, để các giảng viên giáo lý được cải tiến trong những môn học hay nghệ thuật hữu ích cho thừa tác vụ cũng như để nuôi dưỡng và củng cố đời sống thiêng liêng của mình nữa. Thêm vào đó, đối với những ai hoàn toàn tận hiến cho công cuộc này, phải cung cấp cho họ một khoản thù lao cân xứng để họ có một mức sống xứng đáng và được bảo đảm về mặt xã hội [43].

Ước mong rằng Thánh Bộ Truyền Bá Ðức Tin đặc biệt trợ cấp cách thích đáng cho công cuộc đào tạo và nâng đỡ các giảng viên giáo lý. Nếu thấy cần và thích hợp, phải thành lập một Tổ Chức giúp các giảng viên này.

Ngoài ra các Giáo Hội cũng nên biết ơn nhìn nhận công việc quảng đại của các giảng viên giáo lý trợ tá mà Giáo Hội đang cần họ giúp đỡ. Chính các giảng viên giáo lý chủ sự các buổi đọc kinh chung trong cộng đoàn và giảng dạy giáo lý. Cũng phải đặc biệt lo cho họ được huấn luyện về giáo lý và đường thiêng liên. Hơn nữa, ước mong rằng nơi nào thấy thuận lợi, nên công khai cửhành một nghi lễ phụng vụ để ủy thác sứ mệnh pháp lý [27*]cho các giảng viên giáo lý đã được huấn luyện đầy đủ, ngõ hầu họ được thêm uy tín với dân chúng mà phục vụ đức tin. (go to top)

18. Cổ võđời sống tu trì.

Ngay từ thời kỳ gieo trồng Giáo Hội, phải tận tâm cổ võ đời sống tu trì, một đời sống không những đem lại sự trợ lực quí báu và hoàn toàn cần thiết cho hoạt động truyền giáo, mà nhờ tận hiến mật thiết hơn cho Thiên Chúa trong Giáo Hội, đời sống đó còn bày tỏ và biểu thị rõ ràng bản tính sâu xa củaơn gọi Kitô giáo [44].

Trong khi tận tụy hoạt động để gieo trồng Giáo Hội và hoàn toàn thấm nhuần những ơn phước huyền nhiệm đã từng làm vẻ vang truyền thống tu trì của Giáo Hội, các Hội Dòng phải cố gắng diễn tả và thông ban những ơn phước đó tùy theo tinh thần và đặc tính của mỗi dân tộc. Các Hội Dòng đó phải cẩn thận suy xét xem đời sống tu trì Kitô giáo có thể đón nhận những truyền thống khổ hạnh và chiêm niệm mà đôi khi Thiên Chúa đã gieo mầm trong các nền văn hóa cổ xưa trước khi Phúc Âm được rao giảng không? (go to top)

Những hình thức đời sống tu trì khác nhau phải được vun trồng trong những Giáo Hội trẻ trung để biểu dương những khía cạnh khác nhau của sứmệnh Chúa Kitô và đời sống Giáo Hội, để tận hiến cho những công cuộc mục vụkhác nhau, và để chuẩn bị đứng đắn những phần tử sẽ thực thi các công việc đó. Tuy nhiên, các Giám Mục trong Hội Ðồng phải xem xét để các Tu Hội theo đuổi cùng một mục đích tông đồ đừng tăng thêm nhiều, kẻo gây thiệt hại cho đời sống tu trì và công việc tông đồ.

Cũng đáng đặc biệt nhắc tới những tổ chức nhằm đặt định đời sống chiêm niệm: có người chủ trương duy trì những yếu tố căn bản của tổ chức Ðan Viện, nhưng vẫn cố gắng xen vào đó những truyền thống rất phong phú của Dòng mình; có người lại trở về với những hình thức đơn sơ hơn của bậc đan tu đời trước. Tuy nhiên, mọi người phải cố gắng tìm cách để thực sự thích nghi với những hoàn cảnh địa phương. Thực vậy, vì đời sống chiêm niệm thuộc về sự hiện diện trọn vẹn của Giáo Hội, nên phải được thiết lập khắp nơi trong các Giáo Hội trẻ trung.


[18*] Phần mở đầu chương hai này nhấn mạnh tính cách vĩ đại và cấp bách của hoạt động tông đồ. Toàn chương, qua ba tiểu mục, quảng diễn những giai đoạn tăng trưởng của Giáo Hội trong xứ truyền giáo. Có thể diễn tả các giai đoạn đó như sau: biểu dương đức tin Kitô giáo qua cuộc đối thoại và sự hiện diện của tình bác ái; rao giảng Phúc Âm để quy tụ Dân Chúa; thành lập một cộng đoàn Kitô hữu giữa một dân tộc hay một nước. Lược đồ này có thể áp dụng cho mọi nhóm người sống ngoài đức tin ở những nơi chưa bao giờ nghe rao giảng Phúc Âm hay những nước Kitô giáo nhưng còn bị ảnh hưởng ngoại giáo.

[19*] Vì Phúc Âm đã được loan báo trong hầu hết các quốc gia, nên Công Ðồng ít nhấn mạnh đến sự bành trướng địa lý của hoạt động truyền giáo cho bằng Giáo Hội phải bén rễ trong mọi văn hóa dị biệt của những dân tộc ngoài Kitô giáo. Không nên hủy bỏ văn hóa dân tộc, nhưng phải làm cho văn hóa thấm nhuần Kitô giáo.

[1] Xem Mt 5,16.

[2] Xem 1Gio 4,11.

[3] Xem Mt 9,35 tt. ; CvTđ 10,38.

[4] Xem 2Cor 12,15.

[5] Xem Mt 20,26; 23,11. - Xem Phaolô VI, diễn từ đọc tại Công Ðồng 21-11-1964: AAS 56 (1964) trg 1013.

[6] Xem Eph 4,24.

[20*] Ðây là một vài cách biểu dương đức tin người Kitô hữu qua sự hiện diện của họ: với tư cách Kitô hữu, họ có thể tỏ ra lòng hâm mộ,thích nghi với văn hóa, tiếp xúc, bác ái vô vị lợi, cộng tác trong lãnh vực kinh tế, phát triển xã hội, giáo dục; liêm chính trong phạm vi công dân và chính trị dù không can dự việc cai trị, phát huy tình đoàn kết huynh đệ.

[7] Xem Col 4,13.

[8] Xem CvTđ 4,13. 29. 31; 9,27-28; 13,46; 14,3; 19,8; 26,26; 28,31; 1Th 2,2; 2Cor 3,12; 7,4; Ph 1,20; Eph 3,12; 6,19-20.

[9] Xem 1Cor 9,15; Rm 10,14.

[10] Xem Mc 16,15.

[11] Xem 1Th 1,9-10; 1Cor 1,18-21; Gal 1,31; CvTđ14,15-17; 17,22-31.

[12] Xem CvTđ 16,14.

[13] Xem Col 3,5-10; Eph 4,20-24.

[14] Xem Lc 2,34; Mt 10,34-39.

[15] Xem 1Th 1,6.

[16] Xem CÐ Vat II, Tuyên ngôn về Tự Do Tôn Giáo, số2,4,10. - CÐ Vat. II, Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, số21.

[17] Xem CÐ Vat II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 17: AAS 57 (1965), trg 20-21.

[18] Xem CÐ Vat II, Hiến chế về Phụng Vụ Thánh, số64-65: AAS 56 (1964), trg 117.

[21*] Bí tích gia nhập là những bí tích làm cho người lãnh nhận gia nhập vào cộng đoàn Kitô hữu: đó là phép Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể.

[19] Xem Col 1,13. - Về việc giải thoát khỏi nô lệ ma quỉ và tối tăm: trong Phúc Âm xem Mt 12,28; Gio 8,44; 12,31 (Xem 1Gio 3,8; Eph 2,1-2.): trong Phụng vụ về phép Rửa tội, xem sách Nghi Lễ Rôma.

[20] Xem Rm 6,4-11; Col 2,12-13; 1P 3,21-22; Mc 16,16.

[21] Xem 1Th 3,5-7; CvTđ 8,14-17.

[22*] Ðây là bộ giáo luật, một sưu tầm chính thức các luật pháp của Giáo Hội. Một ủy ban chuyên biệt hiện đảm trách việc xuất bản bộluật mới.

[22] Xem CÐ Vat II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 14: AAS 57 (1965), trg 19.

[23] Xem T. Augustinô, Tract. in Joan., 11,4: PL 35, 1476.

[24] Xem CÐ Vat II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 9: AAS 57 (1965), trg 13.

[25] Xem 1Cor 3,9.

[26] Xem Eph 4,1.

[27] Xem CÐ Vat II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 10, 11, 34: AAS 57 (1965), trg 10-17; 39-40.

[23*] Câu này có nghĩa là cộng đoàn tín hữu luôn luôn ởvới Chúa Kitô trên đường về cùng Chúa Cha cho tới ngày thế mạt.

[28] Xem CÐ Vat II, Hiến chế tín lý về Mạc Khải Thiên Chúa, số 21 : AAS 57 (1965), trg 24.

[29] Xem CÐ Vat II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 12, 35: AAS 57 (1965) trg 16, 40-41.

[30] Xem CÐ Vat II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 23, 36 : A AS 57 (1965) trg 28, 41-42.

[31] Xem CÐ Vat II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 11, 35, 41 : AAS 57 (1965), trg 15-16, 40-41, 47.

[32] Xem CÐ Vat II, Sắc lệnh về các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương, số 4 : AAS 57 (1965), trg 77-78.

[24*] Muôn dân theo nghĩa Thánh Kinh là người ngoại giáo.

[25*] Những cộng đoàn giáo hội là những nhóm Kitô hữu không công giáo, nhất là những nhóm Tin Lành (xem tiếng nầy trong HN, ch. III).

[33] Xem Epist. ad Diognetum, 5 : PG 2, 1173. -Xem CÐ Vat II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 38: AAS 57 (1965), trg 43.

[34] Xem CÐ Vat II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 32: AAS 57 (1965), trg 38. - N.t., Sắc lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân, số 5-7.

[35] Xem CÐ Vat. II, Sắc lệnh về việc đào tạo Linh Mục, số 4, 8, 9.

[36] Xem CÐ Vat. II, Hiến chế về Phụng Vụ Thánh, số 17: AAS 56 (1964), trg 105.

[37] Xem CÐ Vat. II,, Sắc lệnh về việc đào tạo Linh Mục, số 1.

[38] Xem Gioan XXIII, Tđ. Princeps Pastorum, 28-11-1959: AAS 51 (1959), trg 843-844.

[39] Xem CÐ Vat. II, Sắc lệnh về Hiệp Nhất, số 4: AAS 57 (1965), trg 94-96.

[40] Xem Gioan XXIII, Tđ. Princeps Pastorum, 28-11-1959: AAS 51 (1959), trg 842.

[41] Xem CÐ Vat II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 29: AAS 57 (1965), trg 36.

[26*] Ðặt tay là một nghi lễ thánh thiện. Chính việc đặt tay này ban bí tích phó tế.

[42] Xem Gioan XXIII, Tđ. Princeps Pastorum, 28-11-1959 : AAS 51 (1959), trg 855.

[43] Ở đây nói những người vẫn được gọi là "catéchistes à p lein temps", "full time catechists" (những thầy giảng, kẻ giảng).

[27*] Sứ mệnh pháp lý theo giáo luật là quyền hành do Giáo Quyền có thẩm quyền ban cho, như quyền dạy dỗ, quyền cử hành các nghi thức để phục vụ Giáo Hội.

[44] Ở đây nói những người vẫn được gọi là "catéchistes à p lein temps", "full time catechists" (những thầy giảng, kẻ giảng).

(go to top)