🙏Xin quý cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn Vinh Sơn (Bố của tác giả website này) vừa được Chúa gọi về.🙏

0:00

0:00

Status:
Audio Bài giảng
Đạo diễn:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Diễn viên:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Thể loại:
Audio Bài giảng, Kinh Thánh 100 Tuần
Sản xuất:
Phim Công giáo HD
Thời lượng:
45 Phút
Năm phát hành:
2014

Tuần 95: Thư Do Thái (Chương 01-07)

 Tuần 95 THƯ DO THÁI (chương 01-07)

TỔNG QUÁT

Tuần 95: Thư Do Thái (Chương 01-07)

Các học giả ngày nay cho rằng tác phẩm mà ta gọi là Thư Do Thái thật ra không phải là một lá thư, cũng không phải do thánh Phaolô viết, và cũng chẳng gửi cho tín hữu Do thái. Thế nhưng những khẳng định đó vẫn không làm mất đi tầm quan trọng của tác phẩm này. Thật vậy, có thể xem tác phẩm này là một bài giảng được biên soạn công phu, và là một trong những bài giảng cổ xưa còn giữ lại được.

Tác phẩm này quan trọng vì hai lý do. Trước hết, tác phẩm chứa đựng nền thần học phong phú về ơn cứu độ trong Chúa Kitô, tập trung vào sự chết của Chúa Kitô như hành động cứu độ. Kế đến, hơn bất cứ tác phẩm nào khác, thư Do thái cho thấy việc giải thích Thánh Kinh Cựu Ước quan trọng như thế nào trong đời sống Giáo hội thời sơ khai.

Cách cụ thể hơn, có thể tóm lược nội dung giáo lý của Thư Do thái trong ba điểm chính:

(1) Chúa Kitô được trình bày như Lời tối hậu của Thiên Chúa, Lời đó được thể hiện trong cuộc sống và cái chết của một con người có tên là Giêsu và cũng chính là Con Thiên Chúa; (2) Chúa Kitô được trình bày như vị thượng tế duy nhất và vĩnh cửu, và cái chết tự hiến của Người đã chuộc mọi tội lỗi, khai mở giao ước mới và mở đường cho ta đến với Thiên Chúa; (3) Chúa Kitô là mẫu mực mà các Kitô hữu phải noi theo trong đức tin và hi vọng.

Có thể chia Thư Do Thái thành 4 phần chính:

– Thiên Chúa ngỏ lời nơi Con của Ngài (1,1 – 4,13)

– Cậy trông vào hiến tế của Chúa Giêsu (4,14 – 10,31)

– Quyền năng của đức tin (10,32 – 12,29)

– Những chỉ thị cuối cùng và kết luận (13,1-25)

LỜI TỰA (1,1-4)

Giống như Tin Mừng Gioan và Thư thứ nhất của Gioan, Thư Do thái mở đầu bằng Lời tựa, nhấn mạnh đến ý tưởng về Lời (x. Ga 1,1-18; 1Ga 1,1-4). Tuy nhiên, điểm nhấn của mỗi tác phẩm có thể khác nhau. Thư Do thái nhấn mạnh việc làm sao để nghe và đáp lại mạc khải của Thiên Chúa. Thưở xưa, Thiên Chúa đã ngỏ lời bằng những cách khác nhau trong Thánh Kinh, nhưng đến thời sau hết này, Ngài trao ban một sứ điệp mới nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu. Đây là khẳng định vô cùng quan trọng đối với các Kitô hữu vì ta xác tín rằng chỉ nơi Chúa Giêsu, nhân loại mới gặp được Lời sự thật và sự sống. Xác tín này giúp ta vững tâm tiến bước theo những giá trị của Tin Mừng cho dù chung quanh ta luôn có những lời mời mọc đầy hấp dẫn của đủ thứ chủ thuyết và lối sống được gọi là hiện đại, tân thời.

Đấng Thiên Chúa đã ngỏ lời trong Cựu Ước và cuối cùng ngỏ lời nơi Chúa Con chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Cũng vì thế, có thể vận dụng Thánh Kinh Cựu Ước để giải thích về con người và công trình của Chúa Giêsu, và ta sẽ thấy điều này rất rõ trong Thư Do thái. Người Kitô hữu tôn kính Sách Thánh gồm cả Cựu Ước và Tân Ước. Phương pháp Học Thánh Kinh trong 100 tuần mời gọi chúng ta đọc toàn bộ Thánh Kinh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Học hỏi Cựu Ước không những không làm ta xa cách Chúa Giêsu nhưng trái lại, giúp ta hiểu Tân Ước hơn và đến gần Chúa Giêsu hơn.

Câu 2 và 3 làm ta liên tưởng đến những thánh thi thời Giáo hội sơ khai (Phil 2,6-11; Col 1,15-20), nhấn mạnh mối liên hệ thiết thân của Chúa Giêsu và Chúa Cha, kể cả sự tiền hữu của Chúa Con và vai trò của Người trong công trình tạo dựng: “Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa… Người dùng lời quyền năng mà duy trì vạn vật.”

Phần cuối của câu 3 nói đến hoạt động cứu độ của Chúa Con, hy tế chuộc tội, sự tôn vinh… tất cả sẽ là chủ đề của phần II trong Thư Do thái. Câu 4 giới thiệu chủ đề sẽ được khai triển tiếp theo là sự cao trọng của Con Thiên Chúa.

NHÂN TÍNH CỦA CHÚA GIÊSU (2,5-18)

Tác giả Thư Do thái nhấn mạnh rằng Chúa Kitô cao trọng hơn các thiên thần, và ông nhấn mạnh điều này từ hai góc độ. Trong chương 1, Chúa Kitô cao trọng hơn các thiên thần vì Người là Con Thiên Chúa. Trong chương 2, tác giả tiếp tục nhấn mạnh sự cao trọng này nhưng từ góc độ con người. Tác giả trích dẫn Thánh vịnh 8 để nói đến sự cao cả của con người, nhưng ông có cách giải thích độc đáo. Trước hết, tác giả hiểu Thánh vịnh này không phải nói về nhân loại cách chung nhưng nói về con người Giêsu: “Con người đó chính là Đức Giêsu” (2,9). Kế đến, tác giả giải thích cách khác ý nghĩa nguyên thuỷ của Thánh vịnh. Thánh vịnh viết: “Chúa đã làm cho con người thua kém các thiên thần trong một thời gian ngắn.” Tác giả giải thích về Chúa Giêsu rằng con người Giêsu cao trọng hơn các thiên thần nhưng đã phải thua kém các thiên thần trong thời gian ngắn, tức là khi Người chịu khổ hình (2,9) nhưng rồi được Thiên Chúa ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên (2,10).

Điều đáng quan tâm nhất là tác giả nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu phải chia sẻ nhân tính của loài người cách trọn vẹn: “Vì con cái thì đều chung một huyết nhục, nên Đức Giêsu đã cùng mang lấy huyết nhục đó” (2,14) và Người nên giống anh em mình về mọi phương diện (2,17). Thế nhưng chính nhờ đó mà sự chết của Người mới đem lại ơn cứu độ cho mọi người, giải thoát họ khỏi vòng nô lệ tội lỗi.

ĐỨC KITÔ THƯỢNG TẾ (4,14-16; 5,1-10)

Chủ đề của phần thứ hai trong Thư Do thái (4,14-10,31) là vai trò và hoạt động của Đức Kitô xét như vị thượng tế. Người đã hiến dâng chính mình làm hy lễ, một lần thay cho tất cả, mang lại ơn tha thứ tội lỗi, và như thế, Người đã hoàn tất điều mà các nghi lễ trong Cựu Ước không thể làm được. Riêng trong đoạn văn ta tìm hiểu (4,14-16; 5,1-10), tác giả nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thượng tế Giêsu. Lòng thương xót này được thể hiện cách trọn vẹn trong việc Người chia sẻ bản tính nhân loại với ta: “chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội.”

Để trình bày về Đức Kitô thượng tế, trước hết tác giả định nghĩa vị thượng tế bằng cách đưa ra ba đặc điểm:

(1) được chọn giữa loài người và đại diện cho họ để dâng lễ đền tội;

(2) vị thượng tế có thể chu toàn nhiệm vụ làm đại diện vì ông chia sẻ những yếu đuối của phận người;

(3) vị thượng tế được Thiên Chúa tuyển chọn chứ không do ông tự chọn.

Sau đó, tác giả áp dụng cho Chúa Giêsu:

(1) Người không tự tôn mình làm thượng tế nhưng Người đón nhận từ Thiên Chúa;

(2) Người chia sẻ kiếp phàm nhân với nhân loại, phải trải qua nhiều đau khổ;

(3) Người trở nên đại diện của dân và dâng lễ đền tội cho họ.

Sự can thiệp của Người mạnh mẽ và hiệu quả đến độ Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người.

Niềm tin vào Đức Kitô thượng tế thúc đẩy ta “giữ vững lời tuyên xưng đức tin” (4,14) và “mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần” (4,16).

Theo dõi
Thông báo
guest

1 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] Tuần 95: Thư Do Thái (Chương 01-07) […]

Xem thêm...

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Search in posts
Search in pages
Filter by Categories
Abouts
Audio Bài giảng
Bài giảng
Blog
Các Vua
Chúa Giêsu
Cựu ước
Gương Chúa Giêsu
Hạnh các Thánh
Hoạt hình
Hoạt hình Công giáo
Hôn nhân
Kinh thánh
Kinh Thánh 100 Tuần
Lời Chúa
Lòng thương xót Chúa
Mẹ Fatima
Mẹ Lộ Đức
Mẹ Maria
Mùa Chay
Mùa Giáng sinh
Mùa Phục sinh
Mùa thường niên
Mùa vọng
Phim Công giáo
Phim Cựu ước
Phim Giáo dục Đức Tin
Phim Giáo dục gia đình
Phim Tân ước
Phút cầu nguyện
Quà tặng cuộc sống
Sách Audio
Suy niệm
Suy niệm năm A
Suy niệm năm C
Tâm lý - Tình cảm
Tân Ước
Tạo dựng
Thần học Online
Thánh ca Mp3
Thánh Giuse
Thánh Nhân
Thủ lãnh
Tiên tri
Tin tức
Tổ phụ
Video Công giáo
Video Thánh ca
Video Ý nghĩa
VietCatholic New