🙏Xin quý cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn Vinh Sơn (Bố của tác giả website này) vừa được Chúa gọi về.🙏

0:00

0:00

Status:
Audio Bài giảng
Đạo diễn:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Diễn viên:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Thể loại:
Audio Bài giảng, Kinh Thánh 100 Tuần
Sản xuất:
Phim Công giáo HD
Thời lượng:
45 Phút
Năm phát hành:
2014

Tuần 109: Khải Huyền (Chương 1 – 11)

Tuần 109 KHẢI HUYỀN (Chương 1-11)

TỔNG QUÁT

Tuần 109: Khải Huyền (Chương 1 – 11)

Từ thời tiên tri Daniel vào cuối Cựu Ước cho đến thời sách Khải Huyền trong Tân ước, người ta thấy xuất hiện nhiều loại văn bản trình bày các thị kiến. Như thế, các đọc giả vào thời đó đã quen với lối văn này, đang khi thể văn này lại xa lạ với chúng ta ở cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Cũng vì thế, sách Khải Huyền có nguy cơ bị vận dụng để trình bày những ý tưởng và quan điểm không phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội, vd. loan báo ngày tận thế đã gần kề, kể cả địa điểm và ngày giờ chính xác! Điều lạ là đã nhiều lần loan báo sai nhưng vẫn tiếp tục thu hút được nhiều người tin theo!

Cả sách Daniel và sách Khải Huyền đều được biên soạn nhằm gửi đến cộng đoàn tín hữu đang bị bách hại. Vào thời sách Daniel được viết ra, đế quốc Syria đang thống trị đất Palestina và họ ép buộc dân phải từ bỏ Do thái giáo. Nhiều người đã bị giết vì không tuân theo. Suy tư về ý nghĩa của những hi sinh này đã dẫn đến chỗ hình thành nền thần học về tử đạo, nhìn máu của các vị tử đạo như giá chuộc cho tội lỗi của những người Do thái đã không dám trung thành với tôn giáo của cha ông. Nền thần học này cũng góp phần quan trọng trong Kitô giáo thời sơ khai khi giải thích về ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu. Đó là cái chết cứu độ, chuộc tội cho toàn thế giới. Vì thế, sách Khải Huyền mô tả Chúa Giêsu như vị tử đạo (chứng nhân) trung tín, và tác giả mượn những hình ảnh trong sách Daniel về các vị tử đạo để khuyến khích các Kitô hữu giữ vững can trường trong cơn bách hại. Cũng như vua Antiôkô đã thất bại trong việc tiêu diệt Do thái giáo, thì con thú dữ thời mới là đế quốc Rôma cũng sẽ thất bại trong tính toán của nó nhằm tiêu diệt các Kitô hữu. Hãy để ý hình ảnh trong sách Daniel về “một ai đó giống như Con Người” đang tiến đến ngai toà Thiên Chúa (chương 7). Trong sách Daniel, hình ảnh Con Người nhận quyền thống trị trên toàn thế giới muốn nói đến các vị tử đạo của Israel, nhưng sách Khải Huyền lại áp dụng hình ảnh này cho Chúa Giêsu.

Như thế, đâu là những sứ điệp quan trọng mà sách Khải Huyền muốn trao gửi ?

Trước hết, sách Khải Huyền được gửi đến cộng đoàn tín hữu đang bị bách hại. Câu hỏi lớn nhất là làm sao sống đức tin Kitô giáo trong một môi trường thù nghịch như thế? Vào thời sách Khải Huyền được biên soạn, môi trường thù nghịch là sự bắt bớ và bách hại của đế quốc Rôma đối với các Kitô hữu. Ngày nay, có thể không còn sự bắt bớ và bách hại như thế nhưng không có nghĩa là môi trường sống hôm nay hoàn toàn thuận lợi cho các Kitô hữu. Hãy thử nhìn vào cuộc sống xã hội, kể cả đường lối của các nhà cầm quyền, xem có phù hợp với những giá trị Phúc âm không. Cách nào đó, ta vẫn phải sống trong môi trường thù nghịch với Phúc âm, và vì thế, sứ điệp của sách Khải Huyền vẫn còn thiết thực cho ta.

Không những để bảo toàn đức tin, sách Khải Huyền còn thúc bách ta làm chứng cho đức tin. Làm chứng bằng cuộc sống trung tín với Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người. Trong thời đại ngày nay, ta còn cần phải làm chứng bằng cách cho người khác biết lý do tại sao ta tin và hi vọng. Muốn như thế, chính mình phải không ngừng đào sâu đức tin về mặt thiêng liêng cũng như về mặt tri thức.

Cuối cùng, sách Khải Huyền thúc đẩy chúng ta giã từ sự bi quan để bước đi trong niềm lạc quan được xây dựng vững chắc trên cơ sở đức tin và đức cậy. Đối diện với những cái ác dường như đang tràn ngập trong đời, như bao người khác, ta cũng dễ rơi vào thái độ bi quan vì nghĩ rằng mọi sự đã được an bài, không thể thay đổi điều gì; từ đó rơi vào thái độ bi quan, thất vọng. Thế nhưng Kitô hữu đích thực là người xác tín rằng Chúa Kitô đã chiến thắng tử thần, và tiếng nói cuối cùng không phải là sự chết mà là sự sống, không phải hận thù mà là tình yêu, vì thế ngay giữa những thử thách và đau thương của cuộc sống, người Kitô hữu được mời gọi bước tới trong tin tưởng và cậy trông : Marana tha, Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến.

THƯ CHO CÁC GIÁO HỘI (1,9 – 3,22)

Trong phần này, có 7 lá thư cho 7 giáo hội : Ephêsô (2, 1-7), Smyrna (2, 8-11), Pergamô (2, 12-17), Thyatira (2, 18-29), Sardis (3, 1-6), Philadelphia (3, 7-13), Laođicêa (3,14-22). Mỗi thư đều được trình bày theo cấu trúc tương tự :
1. Lệnh phải viết : “Hãy viết cho thiên thần của Hội Thánh …”
2. Công thức trình bày Chúa Giêsu như Đấng ban sứ điệp : “Đây là lời của Đấng …”
3. Phần chính khởi đầu bằng lời “Ta biết” với những yếu tố chính : “Ta biết” tình hình của cộng đoàn – “Nhưng Ta chống lại ngươi…” – Mệnh lệnh hoán cải – Lời hứa và khuyến khích.
4. Kêu gọi hãy nghe : “Ai có tai thì hãy nghe…”
5. Phần thưởng cho người chiến thắng.

Trong sách Khải Huyền, số 7 mang tính biểu tượng. Một vài tác giả cổ xưa giải thích số 7 tượng trưng cho 7 hành tinh. Hoàng đế Rôma được mô tả như người nắm giữ 7 ngôi sao (7 hành tinh), diễn tả quyền thống trị phổ quát. Do đó, hình ảnh Chúa Giêsu cầm 7 ngôi sao (1,16) diễn tả quyền thống trị của Chúa, đồng thời là một thách thức với quyền bính của hoàng đế Rôma lúc đó. Trong văn mạch của chương I Khải Huyền, số 7 ở đây nói đến 7 giáo hội (câu 20).

Khi trình bày về Chúa Giêsu, tác giả vận dụng nhiều hình ảnh trong Cựu Ước để làm nổi bật thần tính và quyền bính của Chúa, đặc biệt là hình ảnh Con Người trong Daniel 7,13-14 và hình ảnh Thiên Chúa, Vị Trưởng Lão, trong Daniel 7,9-10. Những hình ảnh này muốn nhấn mạnh Chúa Giêsu là Đấng thuộc thiên giới, Người vừa là nguồn mạc khải vừa thống trị toàn thể vũ trụ. Lưỡi gươm phóng ra từ miệng Người (1,16) có lẽ ám chỉ lưỡi gươm Lời Chúa (x. Is 49,2).

Phản ứng đầu tiên của tác giả là sợ hãi, cũng là phản ứng được nhấn mạnh trong nhiều thị kiến Cựu Ước (Is 6,5; Ez 1,28 Daniel 8,18). Sau đó là sự trấn an : “Đừng sợ. Ta là Đầu và là Cuối… Ta đã chết và nay Ta sống đến muôn thưở muôn đời”. Chủ đề Sống – Chết là chủ đề xuyên suốt sách Khải Huyền. Chúa Giêsu đã chết nhưng nay Người sống. Còn những kẻ bất trung có thể đang sống nhưng sau này sẽ chết khi bị kết án. Nếu người Kitô hữu xác tín rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô đã đảo lộn hai cực sống chết (sống thành chết – chết thành sống) thì chúng ta sẽ thoát được nỗi âu lo sợ hãi. Điều quan trọng là trung tín với Đấng đã chết nhưng nay đang sống và là Đấng Hằng Sống.

Mặc dù những lá thư được gửi đến cho những cộng đoàn cụ thể nhưng thật ra những vấn đề được đề cập đến ở đây là những vấn đề chung cho toàn thể Giáo Hội cũng như cho đời sống thiêng liêng của mỗi Kitô hữu. Vì thế, đọc lại từng lá thư để khám phá những khuyết điểm của mình mà sửa đổi là điều rất hữu ích.

Những khuyết điểm cần cảnh giác :
– Đánh mất tình yêu thưở ban đầu (2,4)
– Sợ đau khổ (2,10)
– Chạy theo lề thói ngoại giáo (2,14)
– Gian dâm và ăn đồ cúng (2,20)
– Đang sống mà thực ra đã chết (3,1)
– Dối trá (3,9)
– Chẳng nóng chẳng lạnh (3,16)

BẢY ẤN (4,1 – 8,5) và BẢY TIẾNG KÈN (8,6 – 11,19)

Trong phần này, có rất nhiều thị kiến chồng chéo lên nhau. Điều cần ghi nhận là theo quan điểm của tác giả cũng như đọc giả lúc đó, tất cả những thị kiến này đã được thực hiện rồi. Khi trình bày các thị kiến, tác giả không nhắm mục đích tiên báo những biến cố lịch sử sẽ xẩy ra vào thời đại sau này. Vì thế, nên tránh sử dụng những hình ảnh và thị kiến này để giải thích những biến cố trong thời hiện tại. Sách Khải Huyền chỉ muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng : Thiên Chúa là Đấng làm chủ lịch sử và chính Ngài sẽ xét xử mọi sự. Chân lý đó đã được thực hiện trong thời của tác giả và chân lý ấy vẫn mãi trường tồn, bất kể lịch sử nhân loại diễn tiến ra sao. Vì thế, điều quan trọng là trong mọi hoàn cảnh, hãy giữ niềm trung tín với Thiên Chúa.

Theo dõi
Thông báo
guest

1 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] Tuần 109: Khải Huyền (Chương 1 – 11) […]

Xem thêm...

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Search in posts
Search in pages
Filter by Categories
Abouts
Audio Bài giảng
Bài giảng
Blog
Các Vua
Chúa Giêsu
Cựu ước
Gương Chúa Giêsu
Hạnh các Thánh
Hoạt hình
Hoạt hình Công giáo
Hôn nhân
Kinh thánh
Kinh Thánh 100 Tuần
Lời Chúa
Lòng thương xót Chúa
Mẹ Fatima
Mẹ Lộ Đức
Mẹ Maria
Mùa Chay
Mùa Giáng sinh
Mùa Phục sinh
Mùa thường niên
Mùa vọng
Phim Công giáo
Phim Cựu ước
Phim Giáo dục Đức Tin
Phim Giáo dục gia đình
Phim Tân ước
Phút cầu nguyện
Quà tặng cuộc sống
Sách Audio
Suy niệm
Suy niệm năm A
Suy niệm năm C
Tâm lý - Tình cảm
Tân Ước
Tạo dựng
Thần học Online
Thánh ca Mp3
Thánh Giuse
Thánh Nhân
Thủ lãnh
Tiên tri
Tin tức
Tổ phụ
Video Công giáo
Video Thánh ca
Video Ý nghĩa
VietCatholic New