Tin tức Archives | Phim Công giáo HD https://www.phimconggiao.com/tin-tuc/ Phim Giáo dục gia đình Sun, 03 Nov 2024 16:36:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.1 [Audio] Tiểu sử các Thánh Tử Đạo Việt Nam https://www.phimconggiao.com/audio-tieu-su-cac-thanh-tu-dao-viet-nam/ https://www.phimconggiao.com/audio-tieu-su-cac-thanh-tu-dao-viet-nam/#comments Sun, 03 Nov 2024 16:33:59 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=15670 Audio Tiểu sử của 118 Thánh Tử Đạo Việt Nam, giọng đọc Nguyễn Ngọc Ngạn. Nguồn audio tinmung.net

The post [Audio] Tiểu sử các Thánh Tử Đạo Việt Nam appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Audio Tiểu sử của 118 Thánh Tử Đạo Việt Nam, giọng đọc Nguyễn Ngọc Ngạn. Nguồn audio tinmung.net

Các Thánh Tử Đạo của Giáo hội, 117 Thánh, 1 Chân Phước Tử Đạo Việt Nam và hàng ngàn hàng vạn vị Tiền Bối Việt Nam là những người đã chết vì Đạo mà nguyên nhân chính là do hiểu lầm và ghen ghét. Các vị ấy đã kiên cường và anh dũng chứng minh lòng tin của mình đối với Đức Giêsu Kitô, bất chấp gông cùm, tù tội, bá đao hay tùng xẻo, trảm quyết hay lăng trì.

Xem thêm:

The post [Audio] Tiểu sử các Thánh Tử Đạo Việt Nam appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/audio-tieu-su-cac-thanh-tu-dao-viet-nam/feed/ 1
Tông Thư Patris Corde nhân kỷ niệm 150 năm tôn vinh Thánh Giuse là bổn mạng Hội Thánh https://www.phimconggiao.com/tong-thu-patris-corde-nhan-ky-niem-150-nam-ton-vinh-thanh-giuse-la-bon-mang-hoi-thanh/ https://www.phimconggiao.com/tong-thu-patris-corde-nhan-ky-niem-150-nam-ton-vinh-thanh-giuse-la-bon-mang-hoi-thanh/#respond Thu, 21 Jan 2021 03:44:02 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=16021 Nhân kỷ niệm 150 năm tôn vinh Thánh Giuse là bổn mạng Hội Thánh, Đức Thánh Cha công bố Tông Thư Patris Corde

The post Tông Thư Patris Corde nhân kỷ niệm 150 năm tôn vinh Thánh Giuse là bổn mạng Hội Thánh appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
TÔNG THƯ

PATRIS CORDE

CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

NHÂN KỶ NIỆM 150 NĂM
TÔN VINH THÁNH GIUSE
LÀ BỔN MẠNG HỘI THÁNH

VỚI TRÁI TIM CỦA NGƯỜI CHA: đó là cách mà Thánh Giuse yêu thương Chúa Giêsu, Đấng mà cả bốn sách Phúc âm đều gọi là “con của ông Giuse”.[1]

Matthêô và Luca, hai Thánh sử nói nhiều nhất về thánh Giuse, lại kể rất ít, nhưng cũng đủ để chúng ta thấy được ngài là người cha như thế nào và Chúa quan phòng đã giao phó cho ngài sứ mệnh gì.

Chúng ta biết rằng thánh Giuse là một người thợ mộc đơn sơ (x. Mt 13,55), đã đính hôn với Đức Maria (x. Mt 1,18; Lc 1,27). Ngài là “người công chính” (Mt 1,19), luôn sẵn sàng thi hành thánh ý Thiên Chúa như đã được mạc khải trong Lề Luật (x. Lc 2,22.27.39) và trong bốn giấc mơ (x. Mt 1,20; 2: 13.19.22). Sau chuyến hành trình dài và mệt nhọc từ Nadarét đi Bêlem, ngài được chứng kiến Đấng Mêsia sinh ra trong chuồng bò, vì “không có chỗ cho họ” trong quán trọ (x. Lc 2,7). Ngài đã chứng kiến các mục đồng (x. Lc 2,8-20) và các đạo sĩ (x. Mt 2, 1-12) đến thờ lạy Chúa, họ là những người đại diện cho dân Israel và các dân ngoại.

Thánh Giuse đã can đảm trở thành người cha của Chúa Giêsu theo lề luật, Đấng mà ngài đã đặt cho cái tên được mặc khải qua sứ thần báo trước: “Ông hãy đặt tên cho Người là Giêsu, vì Người sẽ cứu dân Người khỏi tội” (Mt 1,21). Như chúng ta biết, đối với các dân tộc cổ đại, đặt tên cho một người hoặc một sự vật, như Ađam đã làm trong trình thuật ở Sách Sáng thế (x. 2,19-20), là để thiết lập một mối tương quan.

Bốn mươi ngày sau khi Chúa Giêsu sinh ra, Thánh Giuse và Mẹ Maria đã dâng con mình cho Chúa trong Đền thờ, và ngạc nhiên lắng nghe lời tiên tri của ông Simeon về Chúa Giêsu và Mẹ Người (x. Lc 2,22-35). Để bảo vệ Chúa Giêsu thoát khỏi tay Hêrôđê, Thánh Giuse đã sang Ai Cập sống như một người ngoại kiều (x. Mt 2,13-18). Sau khi trở về quê hương, ngài sống ẩn dật ở ngôi làng Nadarét nhỏ bé và ít người biết đến thuộc xứ Galilê, cách xa Bêlem, là ngôi làng của tổ tiên ngài, và cách xa cả Giêrusalem và Đền thờ. Người ta nói về Nadarét rằng “Không có ngôn sứ nào xuất thân từ đây” (x. Ga 7,52) và quả thật, “Ở Nadarét nào có chi hay!” (x. Ga 1,46). Trong cuộc hành hương lên Giêrusalem, Thánh Giuse và Mẹ Maria đã lạc mất Chúa Giêsu khi ấy mười hai tuổi, họ lo lắng đi tìm và gặp thấy Người trong Đền thờ, đang trao đổi với các tiến sĩ Luật (x. Lc 2,41 -50).

Sau Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, không có vị thánh nào được nhắc đến thường xuyên trong huấn quyền của Giáo hoàng hơn Thánh Giuse, bạn trăm năm của Mẹ. Các vị tiền nhiệm của tôi đã suy tư về sứ điệp trong thông tin giới hạn được các sách Phúc Âm ghi lại để đánh giá đầy đủ hơn vai trò trung tâm của Thánh Giuse trong lịch sử cứu độ. Chân phước Piô IX đã tôn vinh Thánh Giuse là “Bổn mạng Hội Thánh”,[2] Đấng đáng kính Piô XII gọi ngài là “Bổn mạng của người lao động”[3] và Thánh Gioan Phaolô II tuyên xưng ngài là “Đấng bảo vệ Chúa Cứu Thế”.[4] Thánh Giuse được mọi người kêu cầu là “Bổn mạng kẻ mong sinh thì”.[5]

Giờ đây, một trăm năm mươi năm sau khi Chân phước Piô IX công bố Thánh Giuse là Bổn mạng Hội Thánh (ngày 8 tháng 12 năm 1870), tôi muốn chia sẻ một vài suy tư cá nhân về dung mạo phi thường này, thật gần gũi với kinh nghiệm của con người chúng ta. Vì, như Chúa Giêsu đã nói, “lòng đầy miệng mới nói ra” (Mt 12,34). Mong muốn ấy của tôi càng thêm mãnh liệt trong những tháng đại dịch này, khi chúng ta cảm nghiệm, giữa cuộc khủng hoảng, rằng “cuộc sống của chúng ta được đan dệt với nhau và được nâng đỡ nhờ những con người bình thường – những người thường bị quên lãng, – họ không xuất hiện trên báo chí, hay trong những chương trình truyền hình mới nhất, nhưng ngay trong những ngày này, chắc chắn họ đang làm nên những biến cố quan trọng của lịch sử chúng ta. Các bác sĩ, y tá, các chủ cửa hiệu và nhân viên siêu thị, nhân viên vệ sinh, người chăm sóc người già và bệnh nhân, công nhân vận chuyển, những người cung cấp các dịch vụ thiết yếu và an ninh công cộng, các tình nguyện viên, các linh mục, nam nữ tu sĩ, và rất nhiều người khác. Họ hiểu rằng không ai được cứu một mình… Có biết bao người hằng ngày vẫn kiên nhẫn gieo niềm hy vọng, lo sao để không gieo rắc hoảng loạn nhưng gieo vãi tinh thần đồng trách nhiệm. Có biết bao người cha, người mẹ, ông bà, thầy cô, chỉ cho con cái chúng ta – qua những cách thức nhỏ bé hằng ngày – cách thức đón nhận và đương đầu với khủng hoảng, bằng cách điều chỉnh các thói quen, ngước mắt lên cao và khích lệ cầu nguyện. Có biết bao người cầu nguyện, dâng những hy sinh và chuyển cầu cho thiện ích của tất cả mọi người”.[6] Mỗi người chúng ta đều có thể khám phá rằng Thánh Giuse –  một người chẳng được để ý – vẫn hiện diện hằng ngày cách âm thầm kín đáo, để cầu thay nguyện giúp, trợ giúp và hướng dẫn chúng ta khi gặp khó khăn. Thánh Giuse nhắc nhở chúng ta rằng những ai ẩn mình hay sống trong bóng tối có thể đóng một vai trò không thể sánh được trong lịch sử cứu độ. Tất cả những người ấy đều đáng được nhìn nhận và biết ơn.

1. Một người cha yêu thương

Sự vĩ đại của Thánh Giuse ở chỗ ngài là bạn trăm năm của Đức Maria và là cha của Chúa Giêsu. Như thế, theo lời Thánh Gioan Kim khẩu, Thánh Giuse đã tự đặt mình “phục vụ toàn bộ kế hoạch cứu rỗi”.[7]

Thánh Phaolô VI đã chỉ ra rằng Thánh Giuse đã thể hiện một cách cụ thể vai trò làm cha của mình “bằng cách biến cuộc đời mình trở thành của lễ hy sinh phục vụ mầu nhiệm nhập thể cùng với sứ vụ cứu thế. Thánh Giuse dùng quyền hạn hợp pháp của mình đối với Thánh Gia để cống hiến hết mình cho các ngài trong cuộc sống và công việc của mình. Ngài đã biến ơn gọi sống tình yêu gia đình của phàm nhân thành sự dâng hiến siêu phàm chính mình, trái tim và tất cả khả năng của mình, một tình yêu được dành để phục vụ Đấng Mêsia đang lớn lên trong mái ấm của ngài”.[8]

Vì vai trò của ngài trong lịch sử cứu độ, Thánh Giuse luôn được các Kitô hữu tôn kính là cha. Điều này được thể hiện qua vô số nhà thờ dâng kính ngài trên khắp thế giới, nhiều học viện tôn giáo, hội đoàn và các nhóm giáo hội lấy cảm hứng từ linh đạo của Thánh Giuse và mang tên ngài, cùng với nhiều cách bày tỏ lòng đạo đức truyền thống cũng tôn vinh ngài. Vô số các thánh nam nữ đã rất sùng kính ngài. Trong số đó có Thánh Têrêsa Avila, đã chọn Thánh Giuse làm đấng bênh vực và cầu thay cho mình, đã thường xuyên đến với ngài và bất cứ ơn nào xin với Thánh Giuse đều được toại nguyện. Được khích lệ bởi kinh nghiệm của chính mình, Thánh Têrêsa còn thuyết phục những người khác cũng vun trồng lòng sùng kính đối với Thánh Giuse.[9]

Sách kinh nào cũng có những kinh cầu nguyện với Thánh Giuse. Có những kinh đặc biệt cầu cùng Thánh Giuse vào các ngày thứ Tư và nhất là trong tháng Ba, theo truyền thống được dành để kính Thánh Giuse.[10]

Lòng tín thác của mọi người vào Thánh Giuse được thể hiện trong câu “Hãy đến cùng Giuse”, gợi lại nạn đói ở Ai Cập, khi người Ai Cập xin Pharaô cho họ bánh ăn. Ông trả lời: “Hãy đến cùng Giuse; và hãy làm những gì ông ấy bảo” (St 41,55). Pharaô muốn nói đến Giuse, con của Giacob, là người đã bị anh em mình bán làm nô lệ do lòng ghen tị (x. St 37,11-28) và là người – theo lời Kinh thánh – sau đó trở thành phó vương Ai Cập (x. St 41,41-44).

Thánh Giuse thuộc dòng dõi vua Đavít (x. Mt 1, 16-20), là cội rễ mà từ đó Chúa Giêsu sẽ sinh ra theo lời hứa đã được tiên tri Nathan báo cho Đavít (x. 2 Sm 7), và là bạn trăm năm của Đức Maria thành Nadarét, như thế Thánh Giuse tượng trưng cho mối liên hệ giữa Cựu ước và Tân ước.

2. Một người cha dịu dàng và yêu thương

Thánh Giuse đã chứng kiến Chúa Giêsu lớn lên từng ngày “về khôn ngoan, vóc dạng và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người ta” (Lc 2,52). Như Thiên Chúa đã làm với Israel, Thánh Giuse cũng đã làm với Chúa Giêsu: “ngài dạy bước đi, cầm lấy tay; đối xử như một người cha nâng đứa trẻ lên tận má mình, cúi xuống và cho ăn” (x. Hs 11,3-4).

Nơi Thánh Giuse, Chúa Giêsu đã nhìn thấy tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa: “Như người cha yêu thương con cái mình, Chúa xót thương những ai kính sợ Người” (Tv 103, 13).

Trong hội đường, khi cầu nguyện bằng Thánh vịnh, chắc chắn Thánh Giuse đã nghe đi nghe lại nhiều lần rằng Thiên Chúa của Israel là Thiên Chúa chạnh lòng thương,[11] là Đấng nhân hậu với tất cả mọi người, Đấng “nhân từ hơn tất cả những gì Ngài đã làm”. (Tv 145,9).

Lịch sử cứu độ được hoàn thành “trong hy vọng dù không còn hy vọng” (Rm 4,18), qua những yếu đuối của chúng ta. Chúng ta thường nghĩ rằng Thiên Chúa chỉ hoạt động qua những mặt tốt của chúng ta, nhưng hầu hết các kế hoạch của Ngài đều được thực hiện qua các yếu đuối của chúng ta và bất chấp sự yếu đuối ấy. Vì vậy, Thánh Phaolô mới nói: “Để cho tôi khỏi tự cao tự đại, thân xác tôi như bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Satan được sai đến để hành hạ tôi, để cho tôi khỏi huênh hoang. Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi điều này, rằng nó sẽ rời bỏ tôi, nhưng Người bảo tôi: ‘Ơn Ta đủ cho con, vì quyền năng của Ta được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối’” (2 Cr 12,7-9).

Vì đây là một phần của toàn bộ kế hoạch cứu độ, chúng ta phải học cách nhìn vào những yếu đuối của mình với lòng thương xót dịu dàng.[12]

Kẻ Ác khiến chúng ta thấy được và lên án sự yếu đuối của chúng ta, trong khi Thánh Thần đưa nó ra ánh sáng bằng tình yêu dịu dàng. Sự dịu dàng là cách tốt nhất để chạm vào sự yếu đuối bên trong chúng ta. Chỉ tay và phán xét người khác thường là dấu hiệu của việc không thể chấp nhận sự yếu đuối, sự mong manh của bản thân chúng ta. Chỉ có tình yêu dịu dàng mới cứu chúng ta thoát khỏi cạm bẫy của kẻ tố cáo (x. Kh 12,10). Đó là lý do tại sao việc gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa, đặc biệt là trong bí tích Hòa giải, nơi chúng ta cảm nghiệm được sự thật và lòng dịu dàng của Ngài là điều rất quan trọng. Nghịch lý thay, Kẻ Ác cũng có thể nói sự thật với chúng ta, nhưng hắn làm vậy chỉ để lên án chúng ta. Chúng ta biết rằng sự thật của Thiên Chúa không lên án, nhưng đón nhận, ôm lấy chúng ta, nâng đỡ và tha thứ cho chúng ta. Sự thật ấy luôn được bày tỏ cho chúng ta như người cha nhân hậu trong dụ ngôn của Chúa Giêsu (x. Lc 15,11-32). Sự thật ấy đến gặp chúng ta, phục hồi phẩm giá của chúng ta, nâng chúng ta dậy và vui mừng vì chúng ta, vì như người cha đã nói: “Con trai ta đã chết và nay sống lại; nó đã mất và nay được tìm thấy” (câu 24).

Ý Chúa, lịch sử và kế hoạch của Ngài vẫn hoạt động, ngay cả qua nỗi sợ hãi của Thánh Giuse. Vì thế, Thánh Giuse dạy chúng ta rằng đức tin vào Thiên Chúa cũng là tin rằng Ngài có thể hành động cả khi chúng ta sợ hãi, mỏng manh và yếu đuối. Ngài cũng dạy chúng ta rằng giữa những thử thách của cuộc đời, chúng ta đừng bao giờ sợ để Chúa dẫn lối cho chúng ta. Đôi khi, chúng ta muốn kiểm soát mọi sự, nhưng Thiên Chúa luôn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hơn.

3. Một người cha vâng phục

Như đã thực hiện nơi Đức Maria, Thiên Chúa cũng mạc khải kế hoạch cứu độ của Ngài cho Thánh Giuse. Thiên Chúa đã làm như vậy bằng cách dùng những giấc mơ, mà trong Kinh thánh và trong tất cả các dân tộc cổ đại, được coi là một cách để cho biết ý muốn của Ngài.[13]

Thánh Giuse vô cùng bối rối trước việc mang thai lạ lùng của Đức Maria. Ngài không muốn “công khai tố giác bà”,[14] nên đã quyết định “lặng lẽ rời bỏ bà” (Mt 1,19).

Trong giấc mơ đầu tiên, một sứ thần giúp ngài giải quyết tình huống khó xử nghiêm trọng: “Đừng ngại nhận Maria làm vợ, vì đứa trẻ được thụ thai trong lòng bà là do Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh một con trai, và ông sẽ đặt tên là Giêsu, vì Người sẽ cứu dân Người khỏi tội” (Mt 1,20-21). Thánh Giuse đáp lại ngay: “Khi Giuse vừa thức giấc, ông đã làm theo lời sứ thần Chúa truyền” (Mt 1,24). Thái độ vâng phục đã giúp Thánh Giuse vượt qua khó khăn và cứu được Đức Maria.

Trong giấc mơ thứ hai, sứ thần bảo Thánh Giuse: “Hãy trỗi dậy, đem Hài nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập, và cứ ở đó cho đến khi ta nói lại; vì Hêrôđê sắp lùng bắt Hài nhi để giết đi” (Mt 2,13). Thánh Giuse đã không ngần ngại vâng lời, bất kể khó khăn gian khổ: “Ngài trỗi dậy trong đêm, đưa Hài nhi và mẹ Người đi Ai Cập, và ở đó cho đến khi Hêrôđê qua đời” (Mt 2,14-15).

Ở Ai Cập, Thánh Giuse kiên nhẫn chờ sứ thần báo tin có thể trở về nhà an toàn. Trong giấc mơ thứ ba, sứ thần cho ngài biết những kẻ tìm giết Hài nhi đã chết và truyền cho ngài trỗi dậy, đem Hài nhi và mẹ Người trở về đất Israel (x. Mt 2,19-20). Một lần nữa, Thánh Giuse lại mau mắn vâng lời. “Ông trỗi dậy, đưa Hài nhi và mẹ trở về đất Israel” (Mt 2,21).

Trên đường trở về, “khi Giuse nghe tin Archelaô lên làm vua xứ Giuđê thay cho cha mình là Hêrôđê, thì ông sợ không dám về đó. Được cảnh báo trong giấc mơ” – đây là lần thứ tư – “ông lui về miền Galilê. Ở đó, ngài lập cư tại một thành gọi là Nadarét” (Mt 2,22-23).

Còn thánh sử Luca cho chúng ta biết rằng Thánh Giuse đã trải qua cuộc hành trình dài và vất vả từ Nadarét đến Bêlem để ghi tên vào sổ bộ nơi nguyên quán của gia đình mình trong cuộc điều tra dân số của Hoàng đế Cêsarê Augustô. Chúa Giêsu đã được sinh ra trong hoàn cảnh đó (x. Lc 2,7) và được ghi vào sổ bộ của Đế quốc Rôma, giống như mọi đứa trẻ khác. Thánh Luca đặc biệt quan tâm kể lại việc cha mẹ của Chúa Giêsu đã tuân giữ tất cả các quy định của Luật: nghi thức cắt bì cho Chúa Giêsu, nghi thức thanh tẩy cho Đức Maria sau khi sinh con, nghi thức dâng con đầu lòng cho Thiên Chúa (x. 2,21-24).[15]

Trong mọi hoàn cảnh, Thánh Giuse đều nói lời “fiat” của chính mình, cũng như khi Đức Maria được sứ thần truyền tin và như Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu.

Trong vai trò là chủ gia đình, thánh Giuse đã dạy Chúa Giêsu vâng lời cha mẹ (x. Lc 2,51), theo lệnh truyền của Chúa (x. Xh 20,12).

Trong những năm sống ẩn dật ở Nadarét, Chúa Giêsu đã học ở trường học của thánh Giuse để làm theo ý của Chúa Cha. Ý của Chúa Cha là lương thực hằng ngày của Người (x. Ga 4,34). Ngay cả khi gặp khó khăn nhất, trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cũng đã chọn làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha hơn là ý muốn của mình,[16] trở nên “vâng lời cho đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá” (Pl 2,8). Vì thế, tác giả Thư gửi người Do Thái kết luận rằng Chúa Giêsu “đã học biết vâng phục qua những gì Người phải chịu” (5,8).

Tất cả những điều này cho thấy rõ rằng “Thánh Giuse đã được Thiên Chúa kêu gọi để trực tiếp phục vụ con người và sứ mệnh của Chúa Giêsu qua việc thực thi chức vụ làm cha” và như thế, “khi thời gian viên mãn, ngài đã cộng tác vào mầu nhiệm cứu độ cao cả và thực sự là một thừa tác viên của ơn cứu độ”.[17]

4. Một người cha chấp nhận

Thánh Giuse đã chấp nhận Đức Maria một cách vô điều kiện. Ngài tin vào lời sứ thần đã nói. “Sự cao thượng của tâm hồn Thánh Giuse là ở chỗ những gì ngài học được từ lề luật thì ngài đã sống theo tình bác ái. Ngày nay, trong thế giới của chúng ta, nơi mà bạo lực tinh thần, ngôn từ và thân xác đối với phụ nữ đã quá rõ ràng, thì Thánh Giuse trở thành hình ảnh của một người đàn ông biết tôn trọng và tinh tế. Mặc dù không hiểu rõ mọi chuyện, nhưng ngài vẫn quyết định bảo vệ danh thơm tiếng tốt, phẩm giá và cuộc sống của Mẹ Maria. Khi ngài còn do dự không biết nên làm gì, Thiên Chúa đã soi sáng để giúp ngài quyết định”.[18]

Trong cuộc sống, vẫn có những điều xảy ra mà chúng ta không hiểu được ý nghĩa. Phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là thất vọng và nổi loạn. Thánh Giuse đã gạt bỏ ý riêng của mình để chấp nhận các sự kiện xảy đến và, dù các sự kiện ấy xem ra gây hoang mang, ngài vẫn đón nhận, nhận trách nhiệm và biến chúng thành một phần lịch sử của chính mình. Nếu chúng ta không hòa hợp với lịch sử của chính mình, chúng ta sẽ không thể đi tiếp, vì chúng ta sẽ luôn là con tin cho những kỳ vọng và những thất vọng theo sau.

Con đường thiêng liêng mà Thánh Giuse vạch ra cho chúng ta không phải là con đường giải thích, mà là con đường chấp nhận. Chỉ khi nào biết chấp nhận và giao hoà như thế, chúng ta mới có thể bắt đầu nhìn thấy một lịch sử bao quát hơn, một ý nghĩa sâu sắc hơn. Dường như chúng ta nghe vọng lại câu trả lời thật sâu sắc của ông Gióp với người vợ, bà đã xúi giục ông phản kháng vì những điều ác mà ông phải gánh chịu: “Chúng ta nhận được điều tốt từ tay Thiên Chúa, sao chúng ta lại không nhận điều bất hạnh?” (G 2,10).

Chắc chắn Thánh Giuse không cam chịu một cách thụ động, nhưng chủ động một cách can đảm và vững vàng. Trong cuộc sống của chúng ta, việc chấp nhận và đón nhận có thể là một biểu hiện của ơn Sức Mạnh của Chúa Thánh Thần. Chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta sức mạnh cần thiết để chấp nhận cuộc sống như nó vốn thế, với tất cả những mâu thuẫn, nản lòng và thất vọng của nó.

Chúa Giêsu đến ở giữa chúng ta, đó là một ơn của Chúa Cha, giúp mỗi người chúng ta có thể hòa hợp với lịch sử cụ thể của đời mình, cả khi chúng ta không hiểu được hoàn toàn.

Cũng như Chúa đã nói với Thánh Giuse: “Hỡi Con vua Đavít, đừng sợ!” (Mt 1,20), dường như Ngài cũng nói với chúng ta: “Đừng sợ!” Chúng ta cần gạt bỏ mọi tức giận và thất vọng để đón nhận mọi thứ như chúng vốn thế, cả khi chúng không diễn ra như chúng ta mong muốn. Không phải là đành chịu mà đầy hy vọng và can đảm. Như thế, chúng ta sẽ mở ra với một ý nghĩa sâu sắc hơn. Cuộc sống của chúng ta sẽ được tái sinh một cách kỳ diệu nếu chúng ta can đảm sống theo Phúc Âm. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu mọi thứ dường như đã tồi tệ hoặc có điều gì không sửa chữa được nữa. Chúa có thể làm cho hoa mọc lên từ đá. Ngay cả khi lòng chúng ta kết án chúng ta, “Thiên Chúa lớn hơn lòng chúng ta, và Ngài biết mọi sự” (1 Ga 3,20).

Ở đây, một lần nữa, chúng ta gặp lại chủ nghĩa hiện thực Kitô giáo vốn không phủ nhận những gì hiện hữu. Thực tại, trong tính phức tạp bí ẩn và không thể giải thích của nó, có một ý nghĩa hiện sinh, với tất cả ánh sáng và bóng tối của nó. Thế nên Tông đồ Phaolô mới nói: “Chúng ta biết rằng Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Người” (Rm 8,28). Thánh Augustinô nói thêm, “ngay cả cái được gọi là sự dữ (etiam illud quod malum dicitur)”.[19] Theo góc nhìn rộng hơn này, đức tin mang lại ý nghĩa cho mọi biến cố, dù vui hay buồn.

Chúng ta cũng đừng bao giờ nghĩ rằng tin có nghĩa là tìm ra các giải pháp dễ dàng và an ủi. Đức tin mà Chúa Kitô đã dạy chúng ta là những gì chúng ta thấy nơi Thánh Giuse. Ngài không tìm kiếm những lối tắt, mà mở rộng đôi mắt để đối mặt với thực tế và nhận trách nhiệm cá nhân về điều ấy.

Thái độ của Thánh Giuse khuyến khích chúng ta chấp nhận và đón nhận người khác như họ vốn có, không có ngoại lệ, và quan tâm đặc biệt đến những người yếu đuối, vì Thiên Chúa chọn những gì yếu đuối (x. 1 Cr 1,27). Thiên Chúa là “Cha kẻ mồ côi và là Đấng che chở những người góa bụa” (Tv 68,6), Ngài truyền cho chúng ta phải yêu thương người xa lạ ở giữa chúng ta.[20] Tôi thích nghĩ rằng chính từ Thánh Giuse, Chúa Giêsu đã có cảm hứng để kể câu chuyện dụ ngôn người con hoang đàng và người cha nhân hậu (x. Lc 15,11-32).

5. Một người cha có lòng can đảm đầy sáng tạo

Nếu giai đoạn đầu tiên của mọi chữa lành nội tâm thực sự là chấp nhận lịch sử cá nhân của chúng ta và chấp nhận cả những gì trong cuộc sống mà chúng ta đã không chọn lấy, thì nay chúng ta phải thêm một yếu tố quan trọng khác: lòng can đảm đầy sáng tạo. Lòng can đảm này thể hiện đặc biệt trong cách chúng ta đối phó với những khó khăn. Đối mặt với khó khăn, chúng ta có thể đầu hàng và bỏ cuộc hay nhập cuộc cách nào đó. Đôi khi, khó khăn làm bật ra những nguồn lực mà chúng ta thậm chí không nghĩ rằng mình đang có.

Khi đọc các bài tường thuật thời thơ ấu của Chúa Giêsu, có lẽ chúng ta thường thắc mắc tại sao Thiên Chúa không hành động một cách trực tiếp và rõ ràng hơn. Nhưng Thiên Chúa lại hành động qua các biến cố và qua con người. Thánh Giuse là người được Chúa chọn để hướng dẫn giai đoạn khởi đầu của lịch sử cứu chuộc. Ngài là “dấu lạ” thực sự mà Chúa dùng để cứu hài nhi Giêsu và mẹ của Người. Thiên Chúa đã hành động qua thái độ tin tưởng vào lòng can đảm đầy sáng tạo của Thánh Giuse. Khi đến Bêlem và không tìm được chỗ cho Đức Maria sinh con, Thánh Giuse đã chuẩn bị một cái chuồng bò và làm hết sức có thể để biến nó thành ngôi nhà chào đón Con Thiên Chúa đến thế gian (x. Lc 2, 6-7). Trước nguy cơ sắp xảy ra là Hêrôđê muốn giết Hài nhi Giêsu, một lần nữa trong giấc mơ, thánh Giuse đã được báo mộng để bảo vệ Hài nhi, và nửa đêm thức dậy chuẩn bị trốn sang Ai Cập (x. Mt 2,13-14 ).

Khi đọc lướt qua những câu chuyện này có thể chúng ta thường có cảm tưởng rằng thế giới được phó mặc cho những kẻ mạnh và kẻ có quyền, nhưng “tin mừng” của Phúc âm là ở chỗ cho thấy rằng, bất chấp thói kiêu ngạo và bạo lực của các quyền lực thế gian, Chúa luôn tìm ra cách thực hiện kế hoạch cứu độ của Ngài. Cuộc sống của chúng ta vậy, đôi khi xem ra bị phó mặc trong tay kẻ có quyền, nhưng Tin Mừng cho chúng ta thấy điều gì mới là đáng giá. Thiên Chúa luôn tìm ra cách để cứu chúng ta, miễn là chúng ta thể hiện lòng can đảm đầy sáng tạo như người thợ mộc thành Nadarét, người có thể biến vấn đề thành khả năng bằng cách luôn tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Nếu có lúc dường như Chúa không giúp chúng ta, thì chắc chắn không có nghĩa là chúng ta bị bỏ rơi, mà là chúng ta đang được Chúa tin tưởng để tự mình lên kế hoạch, sáng tạo và tìm ra giải pháp.

Lòng can đảm đầy sáng tạo đó đã được những người bạn của người bại liệt thể hiện, họ đã dỡ mái nhà hạ anh xuống để đưa anh đến với Chúa Giêsu (x. Lc 5, 17-26). Khó khăn đã không ngăn cản được sự mạnh dạn và kiên trì của những người bạn đó. Họ tin chắc rằng Chúa Giêsu có thể chữa lành cho anh, và bởi “không tìm được cách nào để đưa anh ta vào vì đám đông dân chúng, họ đã trèo lên mái nhà và thả anh xuống cùng với chiếc giường vào giữa đám đông đang ở trước mặt Chúa Giêsu. Nhìn thấy đức tin của họ, Chúa Giêsu nói: “Này bạn, tội lỗi của bạn đã được tha’” (câu 19-20). Chúa Giêsu nhìn nhận đức tin sáng tạo mà nhờ đó họ đã tìm cách đưa người bạn đau yếu đến với Ngài.

Phúc Âm không cho chúng ta biết Đức Maria, Thánh Giuse và Hài nhi ở lại Ai Cập bao lâu. Tuy nhiên, chắc chắn các ngài cần phải có cái ăn, có một mái nhà và có việc làm. Chẳng cần phải tưởng tượng nhiều cũng thấy được những chi tiết đó. Thánh Gia đã phải đối mặt với những vấn đề cụ thể như mọi gia đình khác, giống như rất nhiều anh chị em di dân của chúng ta, là những người ngày nay cũng phải liều mạng để thoát khỏi bất hạnh và đói khát. Về khía cạnh này, tôi coi Thánh Giuse là Đấng bảo trợ đặc biệt của tất cả những ai buộc phải rời bỏ quê hương vì chiến tranh, hận thù, đàn áp và nghèo đói.

Ở cuối mỗi câu chuyện mà thánh Giuse là nhân vật chính, Phúc Âm kể lại rằng ngài trỗi dậy, ẵm lấy Hài nhi và cùng với Mẹ Người làm như Thiên Chúa đã truyền (x. Mt 1,24; 2,14.21). Thật vậy, Chúa Giêsu và Đức Maria Mẹ Người là kho tàng đức tin quý giá nhất của chúng ta.[21]

Trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa,  Chúa Con không tách rời khỏi Đức Maria Mẹ của Người, Đấng đã “tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin, trung thành hợp nhất với Con cho đến tận bên chân Thập giá”.[22]

Chúng ta cần luôn xét xem, liệu chúng ta có đang bảo vệ Chúa Giêsu và Mẹ Maria hay không, vì các Ngài cũng được trao phó cho trách nhiệm của chúng ta một cách mầu nhiệm, để chăm sóc và giữ gìn. Con của Đấng Toàn Năng đã đến trần gian của chúng ta trong tình trạng thật yếu đuối mỏng giòn. Ngài cần được Thánh Giuse che chở, bảo vệ, chăm sóc và nuôi nấng. Thiên Chúa đã tin cậy Thánh Giuse, cả Đức Maria cũng thế, Mẹ là người đã thấy nơi Thánh Giuse một người không chỉ cứu mạng mình mà còn luôn chăm lo cho mình và con của mình nữa. Theo nghĩa này, Thánh Giuse không khác gì Đấng Bảo vệ Hội Thánh, vì Hội Thánh là sự tiếp nối Nhiệm Thể Chúa Kitô trong lịch sử, cũng như tư cách làm mẹ của Đức Maria được phản ánh trong tư cách Mẹ của Hội Thánh.[23] Khi tiếp tục bảo vệ Hội Thánh, Thánh Giuse tiếp tục bảo vệ Hài nhi và mẹ Người, và cả chúng ta nữa, khi yêu mến Giáo hội, là chúng ta tiếp tục yêu Hài nhi Giêsu và mẹ Người.

Hài nhi ấy là Đấng sẽ nói: “Điều ngươi đã làm cho một trong những người nhỏ bé nhất trong gia đình của Ta đây, là làm cho chính Ta” (Mt 25,40). Vì vậy, tất cả những ai nghèo khổ, thiếu thốn, đau khổ hay đang hấp hối, tất cả những ai là người xa lạ, tù nhân hay bệnh nhân đều là “hài nhi” mà Thánh Giuse tiếp tục bảo vệ. Bởi thế, Thánh Giuse được kêu cầu như Đấng che chở cho người bất hạnh, người túng thiếu, lưu đày, đau khổ, nghèo đói và hấp hối. Và Hội Thánh không thể không bày tỏ tình yêu thương đặc biệt đối với những người anh chị em hèn mọn nhất của chúng ta, vì Chúa Giêsu đã bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến họ và đồng hoá với họ. Từ nơi Thánh Giuse, chúng ta cũng phải học cách chăm sóc và trách nhiệm ấy. Chúng ta phải học cách yêu thương Hài nhi và mẹ Người, yêu mến các bí tích và đức bác ái, yêu mến Giáo hội và người nghèo. Mỗi thực tại ấy luôn là Hài nhi và mẹ Người.

6. Một người cha làm việc

Một khía cạnh của Thánh Giuse đã được nhấn mạnh từ khi Đức giáo hoàng Lêô XIII ban hành Thông điệp xã hội đầu tiên, Rerum Novarum, là mối quan hệ của ngài với công việc. Thánh Giuse là một người thợ mộc làm việc lương thiện để nuôi sống gia đình. Nơi Thánh Giuse, Chúa Giêsu đã học được giá trị, phẩm giá và niềm vui của việc ăn miếng bánh là thành quả lao động của chính mình.

Trong thời đại của chúng ta, khi việc làm một lần nữa trở thành một vấn đề xã hội cấp bách, và tình trạng thất nghiệp đôi khi lên đến mức kỷ lục ngay cả ở các quốc gia đã được hưởng một mức độ thịnh vượng nhất định trong nhiều thập kỷ, thì cần ý thức lại để biết quý trọng việc làm đem lại phẩm giá mà Thánh Giuse là vị bổn mạng mẫu mực.

Việc làm là một phương tiện để tham dự vào công trình cứu chuộc, một cơ hội để làm cho Nước Trời mau đến, để phát triển tài năng và khả năng của chúng ta, và để phục vụ xã hội và tình hiệp thông huynh đệ. Nó trở thành cơ hội để hoàn thiện không chỉ bản thân mình, mà cả tế bào căn bản của xã hội là gia đình. Một gia đình không có việc làm đặc biệt dễ gặp khó khăn, căng thẳng, rạn nứt và thậm chí tan vỡ. Làm sao chúng ta có thể nói về phẩm giá con người mà lại không hành động để bảo đảm cho ai cũng có thể kiếm được một cuộc sống tử tế?

Những người đang làm việc, dù làm việc gì, đều đang hợp tác với chính Thiên Chúa, và theo một cách nào đó trở thành những người sáng tạo thế giới xung quanh chúng ta. Cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta – về kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần – có thể là lời kêu gọi tất cả chúng ta khám phá lại giá trị, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc làm để mang lại một sự “bình thường” mới mà không ai bị loại ra. Việc làm của Thánh Giuse nhắc nhở chúng ta rằng chính Thiên Chúa, khi làm người, đã không khinh thường công việc. Tình trạng mất việc làm vốn ảnh hưởng đến rất nhiều anh chị em của chúng ta và đã gia tăng do hậu quả của đại dịch Covid-19, cần được coi như một lời kêu gọi xét lại các ưu tiên của chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Thánh Giuse Thợ giúp chúng ta tìm ra những cách thể hiện niềm tin vững vàng rằng không một người trẻ nào, không một người nào, không một gia đình nào không có việc làm!

7. Một người cha trong bóng tối

Nhà văn Ba Lan Jan Dobraczyński, trong tác phẩm “Hình bóng của Chúa Cha”,[24] đã kể câu chuyện về cuộc đời của Thánh Giuse theo hình thức tiểu thuyết. Ông dùng hình ảnh gợi liên tưởng của một cái bóng để nói về Thánh Giuse. Trong mối tương quan với Chúa Giêsu, Thánh Giuse là hình bóng trần gian của Cha trên trời: Ngài trông nom và bảo vệ Chúa Giêsu, không bao giờ để Chúa Giêsu đi một mình. Chúng ta có thể nghĩ đến những lời của Môsê nói với Israel: “Trong sa mạc … ngươi đã thấy Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi bồng bế ngươi như người ta bồng bế con mình, trên mọi nẻo đường các ngươi đi” (Đnl 1,31). Tương tự như vậy, Thánh Giuse đã đóng vai trò một người cha trong suốt cuộc đời của ngài.[25]

Chúng ta không sinh ra là cha, nhưng trở thành người cha. Một người không trở thành cha đơn giản chỉ vì sinh ra một đứa con, nhưng vì đảm nhận trách nhiệm chăm sóc đứa con ấy. Bất cứ khi nào một người nhận trách nhiệm về cuộc sống của một người khác, thì một cách nào đó, họ trở thành cha của người ấy.

Trẻ em ngày nay dường như mồ côi cha. Giáo hội cũng cần có những người cha. Lời thánh Phaolô nói với các tín hữu Côrintô vẫn còn hợp thời: “Dù anh em có vô số người hướng dẫn trong Đức Kitô, nhưng anh em không có nhiều người cha đâu!” (1 Cr 4,15). Mỗi linh mục hay giám mục đều có thể nói thêm, cùng với vị Tông đồ rằng: “Tôi đã trở thành cha của anh em trong Chúa Giêsu Kitô nhờ Phúc âm” (ibid.). Thánh Phaolô cũng nói tương tự như vậy với các tín hữu Galata: “Hỡi các con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Kitô được thành hình nơi anh em!” (4,19).

Làm cha có nghĩa là đưa con cái đến với cuộc sống và với thực tế. Không giữ chúng lại, không bảo bọc chúng quá đáng hay sở hữu chúng, mà là giúp cho chúng có khả năng tự quyết định, tận hưởng tự do và khám phá những khả năng mới. Có lẽ vì thế mà ngoài danh hiệu cha, truyền thống còn gọi Thánh Giuse là Đấng “cực thanh cực tịnh”. Tước hiệu đó không đơn thuần là một dấu chỉ của lòng yêu mến, mà còn là tóm lược một thái độ đối lập với tính chiếm hữu. Thanh khiết là sự tự do thoát khỏi thái độ chiếm hữu trong mọi lĩnh vực đời sống của mình. Chỉ khi nào tình yêu thanh khiết, đó mới là tình yêu thực sự. Một tình yêu chiếm hữu cuối cùng sẽ trở nên nguy hiểm: nó giam hãm, bóp nghẹt và gây đau khổ. Chính Thiên Chúa đã yêu nhân loại bằng một tình yêu thanh khiết; Ngài để chúng ta được tự do, thậm chí phạm tội và chống lại Ngài. Luận lý của tình yêu luôn là luận lý của tự do, và Thánh Giuse biết cách yêu thương với thái độ tự do phi thường. Ngài không bao giờ biến mình thành trung tâm của mọi sự. Ngài không nghĩ về mình, mà luôn nghĩ về cuộc đời của Mẹ Maria và Chúa Giêsu.

Thánh Giuse tìm được hạnh phúc không phải ở sự hy sinh bản thân mà là ở sự tự hiến. Nơi ngài, chúng ta không bao giờ thấy nỗi thất vọng mà chỉ thấy niềm tin tưởng. Sự thinh lặng kiên nhẫn của ngài dẫn tới những thể hiện cụ thể của lòng tin tưởng. Thế giới của chúng ta ngày nay cần những người cha. Nó không chấp nhận những bạo chúa, những kẻ hà hiếp người khác như một phương tiện để bù đắp cho nhu cầu của chính họ. Nó từ chối những người nhầm lẫn quyền hành với độc đoán, phục vụ với tùng phục, thảo luận với áp bức, bác ái với trợ giúp, sức mạnh với hủy diệt. Mọi ơn gọi đích thực đều được sinh ra từ việc tự hiến, là hoa trái của sự hy sinh chín chắn. Chức linh mục và đời sống thánh hiến cũng đòi hỏi phải có sự chín chắn như vậy. Dù ơn gọi của chúng ta là gì, kết hôn, độc thân hay sống trinh khiết, việc cho đi chính mình sẽ không thành toàn nếu nó chỉ dừng lại ở sự hy sinh; nếu thế, thay vì trở thành một dấu chỉ của vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu, việc cho đi chính mình sẽ có nguy cơ trở thành biểu hiện của bất hạnh, buồn bã và thất vọng.

Khi người cha từ bỏ cám dỗ sống cuộc sống của con cái mình, những khung cảnh mới mẻ và bất ngờ sẽ mở ra. Mỗi đứa con đều mang trong mình một mầu nhiệm độc đáo chỉ có thể được tỏ lộ nhờ sự giúp đỡ của người cha biết tôn trọng quyền tự do của đứa con ấy. Một người cha sẽ nhận ra mình là một người cha và một nhà giáo dục nhất vào lúc mình trở thành “vô dụng”, khi thấy con mình trở nên độc lập và có thể bước đi trên con đường của cuộc đời mà không cần ai đi kèm. Khi người cha ấy trở nên giống như Thánh Giuse, luôn biết rằng con mình không phải là của riêng mình mà chỉ được giao phó cho mình chăm sóc mà thôi. Cuối cùng, đây là điều mà Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu khi Người nói: “Các con đừng gọi ai ở dưới đất là cha, vì các con chỉ có một người Cha ở trên trời” (Mt 23, 9).

Mỗi khi thi hành thiên chức làm cha, chúng ta phải luôn nhớ rằng thiên chức ấy không liên quan gì đến sự chiếm hữu, mà là một “dấu chỉ” hướng đến một tình phụ tử lớn hơn. Một cách nào đó, tất cả chúng ta đều giống như Thánh Giuse: là cái bóng của Cha trên trời, Đấng “làm cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ cũng như người lành, và làm mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương” (Mt 5,45). Và là cái bóng bước theo Con của Ngài.

*  *  *

Thiên Chúa nói với Thánh Giuse: “Hãy trỗi dậy, đem Hài nhi và mẹ Người trốn đi” (Mt 2,13).

Mục đích của Tông thư này là làm cho chúng ta thêm lòng yêu mến Thánh cả, khuyến khích cầu xin ngài chuyển cầu cho chúng ta và noi gương các nhân đức và lòng nhiệt thành của ngài.

Thật vậy, sứ mệnh cụ thể của các thánh không chỉ là chuyển ban phép lạ và ơn thánh(*), nhưng là chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa, như Ápraham[26] và Môsê[27], và như Chúa Giêsu, “Đấng trung gian duy nhất” (1 Tm 2,5), là “Đấng bảo trợ” cho chúng ta trước mặt Chúa Cha (1 Ga 2,1) và là Đấng “hằng sống để chuyển cầu cho chúng ta” (Dt 7,25; x. Rm 8,34).

Các thánh giúp tất cả các tín hữu “phấn đấu nên thánh và theo đuổi sự trọn lành của bậc sống mình”.[28] Cuộc sống của các ngài là bằng chứng cụ thể cho thấy có thể sống Phúc Âm.

Chúa Giêsu đã nói: “Hãy học cùng tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29). Cuộc đời của các thánh cũng là những tấm gương để noi theo. Thánh Phaolô nói rõ điều này: “Anh em hãy bắt chước tôi!” (1 Cr 4,16).[29] Bằng sự thinh lặng hùng hồn, Thánh Giuse cũng nói như vậy.

Trước tấm gương của biết bao vị thánh nam và nữ, Thánh Augustinô đã tự hỏi: “Điều các ngài đã làm được, mi không làm được sao?” Và thế là ngài đã dứt khoát hoán cải và thốt lên: “Con đã yêu Chúa quá muộn màng, ôi Vẻ Đẹp vẫn cổ xưa mà luôn tươi mới!”[30]

Vậy chúng ta hãy cầu xin với Thánh Giuse ban cho chúng ta ơn của các ơn: đó là ơn hoán cải.

Giờ đây chúng ta hãy cầu nguyện với ngài:

Kính chào Đấng Gìn giữ Đấng Cứu Thế,
Bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria.
Chúa đã trao Con Một của Chúa cho ngài;
Mẹ Maria đã tin tưởng vào ngài;
Chúa Kitô đã lớn lên thành người cùng với ngài.

Lạy Thánh Giuse diễm phúc,
xin cũng hãy tỏ ra ngài là cha của chúng con
và hướng dẫn chúng con đi trên đường đời.
Xin giúp chúng con đón nhận ân sủng, lòng thương xót và lòng can đảm,(*)
và xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.

Ban hành ở Rôma, tại Đền Thờ Latêranô, ngày 8 tháng 12, Đại lễ kính Đức Trinh Nữ Maria Vô nhiễm Nguyên tội, năm 2020, năm thứ tám triều Giáo hoàng của tôi.

PHANXICÔ

Bản dịch chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam
WHĐ (10.12.2020)


[1] Lc 4,22; Ga 6,42; cf. Mt 13,55; Mc 6,3.

[2] Thánh bộ Lễ nghi, Quemadmodum Deus (8/12/1870): ASS 6 (1870-71), 194.

[3] X. Diễn văn với ACLI (Hiệp hội Công nhân Kitô giáo Italia) trong ngày Lễ trọng kính Thánh Giuse Thợ (1/05/1955): AAS 47 (1955), 406.

[4] X. Tông huấn Redemptoris Custos (15/08/1989): AAS 82 (1990), 5-34.

[5] Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, 1014.

[6] Bài Suy niệm trong thời đại dịch (27/03/2020): L’Osservatore Romano, 29 tháng 3 năm 2020, tr. 10.

[7] Trong Matthaeum Homiliae, V, 3: PG 57, 58.

[8] Bài giảng (19/03/1966): Insegnamenti di Paolo VI, IV (1966), 110.

[9] X. Tự truyện, 6, 6-8.

[10] Mỗi ngày, trong hơn bốn mươi năm, sau Kinh Sáng, tôi đều đọc một kinh cầu nguyện với Thánh Giuse trích trong quyển Sách kinh của Pháp vào thế kỷ mười chín của Dòng Nữ tu Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Kinh này nói lên lòng yêu mến và tin tưởng, và thậm chí còn đặt ra một thách đố cho Thánh Giuse nữa: “Lạy Thánh tổ phụ Giuse vinh hiển, là Đấng có quyền năng biến điều không thể thành có thể, xin đến cứu giúp con trong những lúc đau khổ và khó khăn này. Xin bảo vệ con trước những tình thế ngặt nghèo và rắc rối mà con phó thác cho cha đây, hầu có một kết thúc tốt đẹp. Lạy cha yêu dấu của con, con đặt trọn niềm tin tưởng nơi cha. Xin đừng để người ta nói rằng con đã cầu xin cha luống công vô ích, và vì cha có thể làm mọi sự với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, xin cha cho con thấy rằng lòng nhân hậu của cha cũng vĩ đại như quyền năng của cha. Amen.”

[11] X. Đnl 4,31; Tv 69,16; 78,38; 86,5; 111,4; 116,5; Gr 31,20.

[12] X. Tông huấn Evangelii Gaudium (24/11/2013), 88, 288: AAS 105 (2013), 1057, 1136-1137.

[13] X. St 20,3; 28,12; 31,11.24; 40,8; 41,1-32; Ds 12,6; 1 Sm 3,3-10; Dn 2,4; G 33,15.

[14] Luật quy định phải ném đá trong những trường hợp như vậy (x. Đnl 22,20-21).

[15] X. Lv 12,1-8; Xh 13,2.

[16] X. Mt 26,39; Mc 14,36; Lc 22,42.

[17] Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Redemptoris Custos (15/08/1989), 8: AAS 82 (1990), 14.

[18] Bài giảng trong Thánh lễ Tuyên phong các Chân phước, Villavicencio, Colombia (8/09/2017): AAS 109 (2017), 1061.

[19] Enchiridion de fide, Spe et caritate, 3.11: PL 40, 236.

[20] X. Đnl 10,19; Xh 22,20-22; Lc 10,29-37.

[21] X. Thánh bộ Lễ nghi, Quemadmodum Deus (8/12/1870): ASS 6 (1870-1871), 193; Chân Phước Piô IX, Tông thư Inclytum Patriarcham (7/07/1871): l.c., 324-327.

[22] Công đồng Vaticanô II, Hiến chế Tín lý về Giáo hội Lumen Gentium, 58.

[23] Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, 963-970.

[24] Ấn bản gốc: Cień Ojca, Warsaw, 1977.

[25] X. Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Redemptoris Custos, 7-8: AAS 82 (1990), 12-16.

[26] X. St 18,23-32.

[27] X. Xh 17,8-13; 32,30-35.

[28] Công đồng Vaticanô II, Hiến chế Tín lý Lumen Gentium, 42.

[29] X. 1 Cr 11,1; Pl 3,17; 1 Tx 1,6.

[30] Tự thuật, VIII, 11, 27: PL 32, 761; X, 27, 38: PL 32, 795.

(*)  Câu này đã được hiệu đính vào ngày 21/12/2020.

The post Tông Thư Patris Corde nhân kỷ niệm 150 năm tôn vinh Thánh Giuse là bổn mạng Hội Thánh appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/tong-thu-patris-corde-nhan-ky-niem-150-nam-ton-vinh-thanh-giuse-la-bon-mang-hoi-thanh/feed/ 0
Lời kêu gọi của HĐGMVN: HÃY CỨU GIÚP MIỀN TRUNG https://www.phimconggiao.com/loi-keu-goi-cua-hdgmvn-hay-cuu-giup-mien-trung/ https://www.phimconggiao.com/loi-keu-goi-cua-hdgmvn-hay-cuu-giup-mien-trung/#respond Sun, 18 Oct 2020 12:59:26 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=15934 Lời kêu gọi của HĐGMVN: HÃY CỨU GIÚP MIỀN TRUNG Sự Trợ Giúp Của Quý Vị Xin Gửi Về TÀI KHOẢN NGÂN HÀNGTên tài khoản: UBBAXH CARITAS VIET NAM Số tài khoản:VND: 033.1.00.379133.5USD: 033.1.37.379370.5EURO: 033.1.14.380725.6Ngân hàng: VietcombankChi nhánh Sài Gòn,...

The post Lời kêu gọi của HĐGMVN: HÃY CỨU GIÚP MIỀN TRUNG appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Lời kêu gọi của HĐGMVN: HÃY CỨU GIÚP MIỀN TRUNG

Sự Trợ Giúp Của Quý Vị Xin Gửi Về

TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG
Tên tài khoản: UBBAXH CARITAS VIET NAM

Số tài khoản:
VND: 033.1.00.379133.5
USD: 033.1.37.379370.5
EURO: 033.1.14.380725.6
Ngân hàng: Vietcombank
Chi nhánh Sài Gòn, 69 Bùi Thị Xuân, Q.1, Tp. HCM
Swift code: BFTVVNVX
Bank code: 79203008

Nguồn: UỶ BAN BÁC ÁI XÃ HỘI – CARITAS VIỆT NAM.

http://caritasvietnam.org/loi-keu-goi-cua-hdgmvn-hay-cuu-giup-mien-trung/

The post Lời kêu gọi của HĐGMVN: HÃY CỨU GIÚP MIỀN TRUNG appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/loi-keu-goi-cua-hdgmvn-hay-cuu-giup-mien-trung/feed/ 0
Những chủ đề tháng Mân Côi hay nhất https://www.phimconggiao.com/nhung-chu-de-thang-man-coi-hay-nhat/ https://www.phimconggiao.com/nhung-chu-de-thang-man-coi-hay-nhat/#respond Mon, 05 Oct 2020 04:26:48 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=15916 Tháng 10 tháng Mân Côi, website xin chia sẻ những chủ đề hat nhất quý vị nên theo dõi trong Tháng Mân Côi này 1. Phim Công giáo mùa Mân Côi Phim Công giáo đặc sắc nhất trong Tháng Mân...

The post Những chủ đề tháng Mân Côi hay nhất appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Tháng 10 tháng Mân Côi, website xin chia sẻ những chủ đề hat nhất quý vị nên theo dõi trong Tháng Mân Côi này

1. Phim Công giáo mùa Mân Côi

Phim Công giáo đặc sắc nhất trong Tháng Mân Côi là phim chủ đề Mẹ Fatima. Hiện tại website có một số phim về chủ đề này

2. Audio chủ đề Mùa Mân Côi

3. Thánh ca Mân Côi

Album Thánh ca Mân Côi

MV Thánh ca Mân Côi

Những chủ đề tháng Mân Côi hay nhất

4. Suy niệm Kinh Mân Côi bằng hình ảnh

5. Một số bài viết khác

Nguồn gốc và tên gọi chuỗi mân côi

The post Những chủ đề tháng Mân Côi hay nhất appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/nhung-chu-de-thang-man-coi-hay-nhat/feed/ 0
Thánh ANTÔN PADUA Linh mục và tiến sĩ Hội Thánh (1195-1231) https://www.phimconggiao.com/thanh-anton-padua-linh-muc-va-tien-si-hoi-thanh-1195-1231/ https://www.phimconggiao.com/thanh-anton-padua-linh-muc-va-tien-si-hoi-thanh-1195-1231/#respond Sat, 13 Jun 2020 01:59:03 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=15801 Thánh Antôn được mênh danh là “Ông Thánh hay làm phép lạ” và được Giáo Hội khắp nơi mừng kính ngày 13/6 hàng năm, đặc biệt là đối với Giáo Hội Việt Nam.

The post Thánh ANTÔN PADUA Linh mục và tiến sĩ Hội Thánh (1195-1231) appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Lòng tôn sùng rộng rãi và mạnh mẽ đối với thánh Antôn Padua thật lạ lùng so với những sự kiện đời Ngài. Ngài sinh năm 1195 có lẽ gần Lisbonne, với tên gọi là Fernandô. Cha Ngài là hiệp sĩ và viên chức tại triều đình hoàng đế Alphongsô thứ II, vua nước Bồ Đào Nha. Fernadô được gởi đi học trường nhà thờ chánh tòa tại Lisbonne. Nhưng vào tuổi 15, Ngài gia nhập dòng thánh Augustinô.

Sau hai năm tại nhà dòng, Ngài xin được chuyển về Coimbra vì bạn bè đến thăm quá đông. Tu viện Coimbra có một trường dạy Thánh kinh rất danh tiếng. Tám năm trời Fernadô nỗ lực học hỏi và đã trở thành học giả sâu sắc về thần học và kinh thánh.

Xem thêm:

1. Biến cố thay đổi

Ngày kia với nhiệm vụ tiếp khách, Ngài săn sóc cho 5 tu sĩ Phanxicô đang trên đường tới Morocco. Về sau họ bị tàn sát dã man và thi hài họ được đưa về Coimbra để tổ chức quốc táng. Fernadô mong ước hiến đời mình cho cánh đồng truyền giáo xa xăm.

Nôn nóng với ước vọng mới, Fernadô phải tiến một bước bất thường đầy đau khổ là rời bỏ dòng Augustinô để nhập dòng Phanxicô. Nhà dòng đặt tên Ngài là Antôn và chấp thuận cho Ngài tới Moroccô. Nhưng vinh dự tử đạo không được dành riêng cho Ngài. Ngài ngã bệnh và phải trở về nhà, Trên đường về, con tàu bị bão thổi bạt tới Messina ở Sicyly. Thế là Antôn nhập đoàn với anh em Phanxicô nước Ý. Có lẽ thánh nhân có mặt trong cuộc họp ở Assisi. Năm 1221, và gặp thánh Phanxicô ở đây. Ít lâu sau Ngài được gởi tới viện tế bần ở Forli gần Emilia để làm những công việc hèn hạ.

2. Biến cố hai.

Dầu vậy một biến cố bất ngờ khiến người ta khám phá ra khả năng đặc biệt của thánh nhân. Trong một lễ nghi phong chức ở Forli nhà giảng thuyết đặc biệt vắng mặt. Không ai dám thay thế. Cha giám tỉnh truyền cho An tôn lên tòa giảng. Antôn làm cho khán giả kinh ngạc. Người ta thấy ngay trước được rằng: Ngài là một nhà giảng thuyết bậc nhất. Hậu quả tức thời không Ngài được chỉ định làm nhà giảng thuyết trong cả Italia. Đây là một thời mà Giáo hội cần đến những nhà giảng thuyết hơn bao giờ hết để chống lại các lạc thuyết.

Kể từ đó nhà tế bần Forli không còn gặp lại Antôn nữa. Ngài du hành không ngừng bước từ miền nam nước Ý tới miên Bắc nước Pháp, hiến trọn thời gian và năng cực cho việc giảng dạy. Sự đáp ứng của dân chúng đã khích lệ Ngài nhiều, các nhà thờ không đủ chỗ cho người đến nghe. Người ta phải làm bục cho Ngài đứng ngoài cửa. Nhưng rồi đường phố và quảng trường đã lại chật hẹp quá và người ta lại phải mang bục ra khỏi thành phố tới những cánh đồng hay sườn đồi, nơi có thể dung nạp những 20, 30, 40 ngàn người đến nghe Ngài. Nghe tin Ngài đến đâu, thì nơi đó tiệm buôn đóng cửa, chợ hoãn phiên họp, tòa ngưng xử án. Suốt đêm dân chúng từ khắp hướng đốt đuốc tụ về. Dường như bất cứ ai một lần chịu ảnh hưởng của thánh Antôn thì không có gì chống lại được sự lôi cuốn bởi các bài giảng của Ngài.

3. Chủ trương.

Ngài thường mạnh mẽ chống lại sự yếu đuối của hàng tu sĩ qua những tội nổi bật trong xã hội đường thời như: tính tham lam, nếp sống xa hoa, sự độc đoán của họ. Đây là một giai thoại điển hình: khi Ngài được mời để giảng ở hội đồng họp tại Bourges, dưới sự chủ tọa của tổng giám mục Simon de Sully. Với những lời mở đầu “Tibi loquor cornute” (Tôi xin thưa cùng Ngài đang mang mũ giám mục trên đầu), thánh nhân tố giác vị giám mục mời Ngài tới, làm mọi thính giả phải kinh ngạc.

Cũng tại Bourges, nên ghi lại một phép lạ lừng danh về một con lừa thờ lạy bí tích cực trọng. Với một người Do thái không tin phép Bí tích Mình Thánh.

Thánh nhân nói : – Nếu con lừa ông cưỡi mà quỳ xuống và thờ lạy Chúa ẩn mình dưới hình bánh thì ông có tin không ?

Con lừa thánh Antôn Padua quì lạy Mình Thánh
Con lừa thánh Antôn Padua quì lạy Mình Thánh

Người Do thái nhận lời thách thức. Hai ngày ông ta không cho lừa ăn rồi dẫn tới chỗ họp chợ, giữa một bên là lúa mạch và bên kia thánh Antôn kiệu Mình Thánh Chúa đi qua, con vật quên đói quay sang thờ lạy Chúa.

Mùa chay cuối cùng thánh Antôn giảng ở Padua. Và người ta còn nhớ mãi về sau nhiệt tình mà thánh nhân đã khơi dậy. Dân địa phương đã không thể nào tìm ra thức ăn lẫn chỗ ở cho đoàn người đông đảo kéo tới. Nhưng sau mùa chay này, thánh nhân đã kiệt sức. Ngài xin các bạn đồng hành đưa về nhà thờ Đức Maria ở Padua để khỏi làm phiền cho chủ nhà trọ. Không nói được nữa. Ngài dừng chân ở nhà dòng Đức Mẹ người nghèo ở Arcella.

Tại đây, người ta đặt Ngài ngồi dậy và giúp Ngài thở. Ngài bắt đầu hát thánh thi Tạ ơn và qua đời giữa tiếng ca ngày 13 tháng 6 năm 1231.

The post Thánh ANTÔN PADUA Linh mục và tiến sĩ Hội Thánh (1195-1231) appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/thanh-anton-padua-linh-muc-va-tien-si-hoi-thanh-1195-1231/feed/ 0
Album Ảnh Chúa Phục sinh – Easter Day Jesus HD Wallpapers https://www.phimconggiao.com/album-anh-chua-phuc-sinh-easter-day-jesus-hd-wallpapers/ https://www.phimconggiao.com/album-anh-chua-phuc-sinh-easter-day-jesus-hd-wallpapers/#comments Sat, 11 Apr 2020 22:58:00 +0000 http://www.luca15.com/?post_type=tintuc&p=1794 The post Album Ảnh Chúa Phục sinh – Easter Day Jesus HD Wallpapers appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất
Ảnh Chúa Phục sinh đẹp nhất

The post Album Ảnh Chúa Phục sinh – Easter Day Jesus HD Wallpapers appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/album-anh-chua-phuc-sinh-easter-day-jesus-hd-wallpapers/feed/ 2
Lịch trực tuyến TAM NHẬT VƯỢT QUA tại các giáo phận Việt Nam (cập nhật: 08.04.2020) https://www.phimconggiao.com/lich-truc-tuyen-tam-nhat-vuot-qua-tai-cac-giao-phan-viet-nam-cap-nhat-08-04-2020/ https://www.phimconggiao.com/lich-truc-tuyen-tam-nhat-vuot-qua-tai-cac-giao-phan-viet-nam-cap-nhat-08-04-2020/#respond Thu, 09 Apr 2020 09:28:38 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=15659 Quý vị chọn khung giờ hợp lý, và click vào giáo phận muốn tham dự online, sẽ có link đến trang phát online thánh lễ của giáo phận đó LỊCH CỬ HÀNH TAM NHẬT VƯỢT QUA THỨ GIỜ GIÁO PHẬN...

The post Lịch trực tuyến TAM NHẬT VƯỢT QUA tại các giáo phận Việt Nam (cập nhật: 08.04.2020) appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Quý vị chọn khung giờ hợp lý, và click vào giáo phận muốn tham dự online, sẽ có link đến trang phát online thánh lễ của giáo phận đó

LỊCH CỬ HÀNH TAM NHẬT VƯỢT QUA
THỨ GIỜ GIÁO PHẬN
NĂM 17 giờ 00 THANH HÓA, PHÁT DIỆM, CẦN THƠ,
VĨNH LONG, BÀ RỊA, XUÂN LỘC
17 giờ 30 HUẾ, QUI NHƠN, SÀI GÒN, PHÚ CƯỜNG, MỸ THO
18 giờ 00 HÀ NỘI, HẢI PHÒNG, BÙI CHU, HÀ TĨNH, XUÂN LỘC,
VINH, ĐÀ NẴNG, ĐÀ LẠT, LONG XUYÊN, KON TUM
19 giờ 00 BAN MÊ THUỘT, SÀI GÒN (IN ENGLISH),
19 giờ 15 XUÂN LỘC
19 giờ 30 BẮC NINH, HƯNG HÓA, THÁI BÌNH,
SÁU 15 giờ 00 HUẾ, BẮC NINH, HÀ TĨNH, XUÂN LỘC, VINH
16 giờ 00 THANH HÓA, BÙI CHU,
17 giờ 00 BÀ RỊA, XUÂN LỘC, CẦN THƠ, VĨNH LONG, PHÁT DIỆM,
17 giờ 30 SÀI GÒN, QUI NHƠN, PHÚ CƯỜNG, MỸ THO
18 giờ 00 HÀ NỘI, HẢI PHÒNG, THÁI BÌNH, XUÂN LỘC, ĐÀ NẴNG,
ĐÀ LẠT, LONG XUYÊN, KON TUM,
19 giờ 00 BAN MÊ THUỘT, SÀI GÒN (IN ENGLISH),
19 giờ 30 HƯNG HÓA,
BẢY 17 giờ 30 MỸ THO
18 giờ 00 LONG XUYÊN
18 giờ 30 SÀI GÒN (IN ENGLISH)
19 giờ 00 THANH HÓA, VINH, ĐÀ NẴNG, CẦN THƠ, ĐÀ LẠT,
VĨNH LONG, BAN MÊ THUỘT, BÀ RỊA, XUÂN LỘC.
19 giờ 30 BẮC NINH, HÀ TĨNH, HƯNG HÓA, THÁI BÌNH,
QUI NHƠN, PHÁT DIỆM, KON TUM,
20 giờ 00 HÀ NỘI, HẢI PHÒNG, BÙI CHU, HUẾ, SÀI GÒN, PHÚ CƯỜNG
21 giờ 00 XUÂN LỘC

CHÚA NHẬT PHỤC SINH

GIỜ LỄ GIÁO PHẬN
4 giờ 30 Xuân Lộc
5 giờ 00 Thanh Hóa, Phú Cường, Bà Rịa, Cần Thơ, Long Xuyên, Bùi Chu, Nha Trang,
5 giờ 30 Huế, Sài Gòn, Mỹ Tho, Xuân Lộc
6 giờ 00 Đà Lạt, Vinh, Phú Cường (Lễ PS), Kon Tum, Bắc Ninh, Thái Bình,
6 giờ 30 Hải Phòng
7 giờ 00 Hà Nội, Bà Rịa, Cần Thơ, Hà Tĩnh, Vinh, Qui Nhơn, Xuân Lộc
7 giờ 30 Sài Gòn (Lễ Thiếu Nhi),
8 giờ 00 Vĩnh Long, Hưng Hóa, Kon Tum (Lễ Tiếng Bana),
9 giờ 30 Ban Mê Thuột, Sài Gòn (Lễ Tiếng Anh),
10 giờ 00 Kon Tum (Lễ Tiếng J’rai),
10 giờ 30 Sài Gòn (Lễ Tiếng Pháp),
16 giờ 30 Huế,
17 giờ 00 Bà Rịa, Cần Thơ, Đà Nẵng (Lễ PS),
17 giờ 30 Phú Cường, Sài Gòn, Kon Tum, Qui Nhơn,
18 giờ 00 Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, Bùi Chu,
19 giờ 00 Bà Rịa, Cần Thơ
19 giờ 15 Xuân Lộc
19 giờ 30 Vinh, Hưng Hóa, Phát Diệm, Thái Bình,

CÁC NGÀY TRONG TUẦN
(từ thứ HAI đến thứ BẢY)

GIỜ LỄ GIÁO PHẬN
4 giờ 30 Xuân Lộc
4 giờ 45 Nha Trang
5 giờ 00 Thanh Hóa, Phú Cường, Bà Rịa, Bùi Chu, Qui Nhơn
5 giờ 15 Đà Lạt, Ban Mê Thuột,
5 giờ 30 Hà Nội, Sài Gòn, Phát Diệm, Kon Tum, Mỹ Tho, Xuân Lộc, Huế, Kon Tum,
6 giờ 00 Hải Phòng, Xuân Lộc
8 giờ 00 Vĩnh Long
17 giờ 15 Đà Nẵng,
17 giờ 30 Sài Gòn, Kon Tum, Qui Nhơn
18 giờ 00 Hải Phòng, Bùi Chu
18 giờ 30 Hà Nội, Cần Thơ,
19 giờ 00 Bà Rịa, Sài Gòn (T. Bảy),
19 giờ 15 Xuân Lộc
19 giờ 30 Vinh, Hưng Hóa, Thái Bình, Bắc Ninh (T. Bảy), Phát Diệm (T. Bảy),

The post Lịch trực tuyến TAM NHẬT VƯỢT QUA tại các giáo phận Việt Nam (cập nhật: 08.04.2020) appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/lich-truc-tuyen-tam-nhat-vuot-qua-tai-cac-giao-phan-viet-nam-cap-nhat-08-04-2020/feed/ 0
Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch? https://www.phimconggiao.com/thien-chua-o-dau-giua-dai-dich/ https://www.phimconggiao.com/thien-chua-o-dau-giua-dai-dich/#respond Thu, 26 Mar 2020 03:19:15 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=15613 Trước sự lan tràn của virus corona hay còn gọi là Covid-19 và sự giết chóc của nó, nhiều người trong chúng ta đặt câu hỏi “tại sao?” Tại sao lại có đại dịch này? Tại sao Chúa để cho dịch bệnh xảy ra? Tại sao Chúa không can thiệp khi chúng ta kêu cầu trong đau đớn và thậm chí có người sợ hãi thất vọng?

The post Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch? appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Trước sự lan tràn của virus corona hay còn gọi là Covid-19 và sự giết chóc của nó, nhiều người trong chúng ta đặt câu hỏi “tại sao?” Tại sao lại có đại dịch này? Tại sao Chúa để cho dịch bệnh xảy ra? Tại sao Chúa không can thiệp khi chúng ta kêu cầu trong đau đớn và thậm chí có người sợ hãi thất vọng?

Cha James Martin, một linh mục dòng Tên người Mỹ, chia sẻ những suy tư của ngài về mầu nhiệm sự dữ. Đối với cha, câu trả lời vẫn là không có câu trả lời. Nhưng cha xác tín rằng chúng ta có thể tìm câu trả lời của đau khổ nơi Chúa Giêsu. Qua cuộc đời của Chúa Giêsu, Kitô hữu biết rằng Con Thiên Chúa đã trải nghiệm và biết hết những đau khổ của phận người và chắc chắn Ngài không bỏ rơi chúng ta. Và những người không phải Kitô hữu cũng tìm được nơi Chúa Giêsu một gương mẫu cho cuộc sống. Vấn đề là chúng ta có tin vào một Thiên Chúa mà chúng ta không hiểu không?

Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch?
Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch?
Có thể bạn quan tâm: Thánh Giuse nói với ta điều gì giữa đại dịch Covid-19

Cha Martin chia sẻ: “Mùa hè năm ngoái tôi phải đi hóa trị. Và mỗi khi tôi đi qua cánh cửa có bảng ghi “Khoa Ung thư xạ trị”, trái tim tôi dường như hụt đi một nhịp. Trong khi tình trạng bệnh của tôi không nguy hiểm lắm (khối u của tôi là lành tính, và đôi khi người ta cần xạ trị), hàng ngày tôi đã gặp những người cận kề với cái chết.

Cuộc “hẹn” của mỗi người

Trong sáu tuần lễ, mỗi ngày tôi đón một chiếc taxi và nói, làm ơn đưa tôi đến đường 68 và York. Khi đến nơi, tôi dừng lại ở một nhà thờ gần đó để cầu nguyện. Sau đó, trên đường đi đến nơi hẹn làm hóa trị, nằm trong một khu phố đầy các bệnh viện, tôi đã đi ngang qua những bệnh nhân ung thư bị rụng tóc, những ông già bà cụ kiệt sức phải ngồi xe lăn, được các nhân viên chăm sóc y tế tại gia đẩy đi và những người vừa mới phẫu thuật. Nhưng trên cùng những vỉa hè đó, tôi gặp các bác sĩ bận rộn, những y tá tươi cười và các thực tập viên háo hức, và nhiều người khác nhìn có vẻ rất khỏe mạnh. Một ngày nọ, tôi chợt nhận ra: Tất cả chúng ta sẽ đến đường 68 và York, mặc dù tất cả chúng ta đều có những giờ hẹn khác nhau của mình.

Thiên Chúa ở đâu trong tất cả những điều này?

Chỉ trong vài tuần qua, hàng triệu người bắt đầu lo sợ rằng họ đang đi đến cuộc hẹn của mình với vận tốc kinh hoàng, do đại dịch Covid-19. Sự kinh hoàng do lây nhiễm lan nhanh cộng thêm cú sốc bởi sự khởi phát đột ngột của nó. Là một linh mục, tôi đã nghe thấy các cảm xúc tuôn tràn như núi lở trong tháng vừa qua: hoảng loạn, sợ hãi, giận dữ, buồn bã, bối rối và tuyệt vọng. Càng ngày tôi càng cảm thấy như mình sống trong một bộ phim kinh dị, nhưng theo bản năng, tôi đã tắt cuốn phim này đi vì nó gây quá nhiều xáo trộn. Và ngay cả những người sùng đạo nhất cũng hỏi tôi: Tại sao điều này xảy ra? Và: Thiên Chúa ở đâu trong tất cả những điều này?

Mầu nhiệm sự dữ

Về cơ bản, nó giống như câu hỏi mà mọi người đặt ra khi một cơn bão tước đi hàng trăm mạng sống hoặc khi một đứa trẻ chết vì ung thư. Nó được gọi là “vấn đề đau khổ”, “mầu nhiệm về sự dữ’, … và nó là một câu hỏi mà các vị thánh và các nhà thần học đã phải vật lộn trong nhiều thiên niên kỷ. Câu hỏi về nỗi đau khổ tự nhiên (từ bệnh tật hoặc thiên tai) khác với câu hỏi về “sự ác luân lý”. Nhưng bỏ qua  phân biệt thần học này, câu hỏi hiện nay đã làm mệt mỏi tâm trí của hàng triệu người có đức tin, của những người mất can đảm với số người chết đang gia tăng đều đặn, của những người đấu tranh với những câu chuyện về các bác sĩ buộc phải phân loại bệnh nhân và những người giật mình trước những bức ảnh của những hàng dài các quan tài: Tại sao?

Đau khổ để thử thách, tôi luyện đức tin?

Qua nhiều thế kỷ, nhiều câu trả lời về đau khổ tự nhiên đã được đưa ra; tất cả đều muốn trả lời câu hỏi theo một cách nào đó. Phổ biến nhất là câu trả lời cho rằng đau khổ là một thử thách. Đau khổ thử thách đức tin của chúng ta và củng cố nó, như lời thánh Gia-cô-bê: “Thưa anh chị em, bất cứ khi nào anh chị em gặp bất kỳ thử thách nào, đừng xem nó là điều gì khác hơn là niềm vui, bởi vì anh chị em biết rằng thử thách đức tin sẽ làm cho nó kiên vững”. Nhưng trong khi giải thích đau khổ như một thử thách có thể giúp ích trong các khó khăn nho nhỏ (ví dụ như sự kiên nhẫn được kiểm tra bởi một người gây phiền hà), thì nó thất bại trong những trải nghiệm đau đớn nhất của con người. Có phải Chúa gửi bệnh ung thư đến để thử thách một đứa trẻ? Đúng là cha mẹ của em bé có thể học được điều gì đó về sự kiên trì hoặc đức tin, nhưng cách tiếp cận đó có thể khiến Chúa trở thành một con quái vật.

Đau khổ là hình phạt của tội lỗi?

Cũng có lập luận cho rằng đau khổ là một hình phạt của tội lỗi, một cách giải thích vẫn còn phổ biến giữa một số tín hữu (họ thường nói rằng Chúa trừng phạt những người hoặc những nhóm mà không cùng ý kiến với họ). Nhưng chính Chúa Giêsu đã bác bỏ lối suy nghĩ đó khi Ngài gặp một người mù như câu chuyện được kể lại trong Tin Mừng thánh Gioan chương 9: Thưa Thầy, ai là người đã phạm tội, người đàn ông này hoặc cha mẹ anh ta, khiến anh ta sinh ra đã bị mù? Chúa Giêsu trả lời: “Không phải người đàn ông này cũng không phải cha mẹ của anh ta đã phạm tội”. Đây là lời bác bỏ dứt khoát của Chúa Giêsu về hình ảnh một Chúa Cha tàn ác. Trong Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu trả lời câu chuyện về tháp Babel bằng đá đã đổ xuống và đè chết đám đông dân chúng: Anh em nghĩ rằng họ là những kẻ tội lỗi tồi tệ hơn tất cả những người khác sống ở Giêrusalem sao? Tôi nói với anh em không phải như vậy.”

Tam đoạn luận

Sự nhầm lẫn chung của các tín hữu được gói gọn trong cái được gọi là tam đoạn luận không chắc chắn, có thể được tóm tắt như sau: Thiên Chúa hoàn toàn quyền năng, do đó, Thiên Chúa có thể ngăn chặn đau khổ. Nhưng Thiên Chúa không ngăn cản đau khổ, do đó, Thiên Chúa không phải là toàn năng hoặc không hoàn toàn yêu thương.

Nguyên nhân của đau khổ: Chúng ta không biết!

Cuối cùng, câu trả lời trung thực nhất cho câu hỏi tại sao virut Covid-19 lại giết chết hàng ngàn người, tại sao các bệnh truyền nhiễm lại tàn phá nhân loại và tại sao lại có đau khổ, đó là: Chúng ta không biết. Đối với tôi, đây là câu trả lời trung thực và chính xác nhất. Người ta cũng có thể nghĩ rằng virus là một phần của thế giới tự nhiên và bằng một cách nào đó đóng góp cho cuộc sống, nhưng cách giải thích này không thể dùng để nói chuyện với một người bị mất bạn bè hoặc người thân. Một câu hỏi quan trọng đối với những người có đức tin trong những lúc đau khổ là: Bạn có thể tin vào một Thiên Chúa mà bạn không hiểu không?

Câu trả lời là Chúa Giêsu

Nhưng nếu mầu nhiệm đau khổ không thể giải đáp được thì các tín hữu có thể đi tìm lời giải đáp ở đâu trong những lúc như thế này? Đối với người Kitô hữu và có lẽ ngay cả đối với người khác, câu trả lời là Chúa Giêsu.

Một Giêsu sống trong một thế giới với những giới hạn của con người

Các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu vừa hoàn toàn là Thiên Chúa vừa hoàn toàn là con người. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta bỏ qua phần thứ hai. Giêsu thành Nazareth được sinh ra trong một thế giới của bệnh tật. Trong cuốn sách “Đá và phân, dầu và nước bọt”, về cuộc sống hàng ngày ở Galilê vào thế kỷ thứ nhất, Jodi Magness, một học giả về Do Thái giáo thời kỳ đầu, gọi môi trường mà Chúa Giê-su sống bẩn thỉu, tồi tệ và không lành mạnh. John Dominic Crossan và Jonathan L. Reed, các học giả về bối cảnh lịch sử của Chúa Giêsu, đã tổng hợp những điều kiện sống này trong một câu nói nghiêm túc trong cuốn sách “Khai quật Giêsu”: “Một trận cúm, một cơn cảm lạnh, hay một cái răng bị sưng có thể giết chết người. Đây là thế giới của Giê-su.”

Đối với Kitô hữu: Chúa Giêsu là con người và cảm hiểu hết những bệnh tật

Hơn nữa, trong sứ vụ công khai của mình, Chúa Giêsu liên tục tìm kiếm những người bị bệnh. Hầu hết các phép lạ của Ngài là chữa lành khỏi bệnh tật và khuyết tật: các căn bệnh về da (thường được gọi chung là phong cùi), chứng động kinh, một người phụ nữ bị rong kinh, một bàn tay bại liệt, mù lòa, câm điếc, bất toại. Trong những thời điểm đáng sợ này, các Kitô hữu có thể thấy thoải mái khi biết rằng khi họ cầu nguyện với Chúa Giêsu, họ đang cầu nguyện với một người hiểu họ không chỉ bởi vì Ngài là Thiên Chúa và biết tất cả mọi sự, mà bởi vì Ngài là con người và đã có kinh nghiệm về tất cả những điều này.

Đối với người không phải Kitô hữu: Chúa Giêsu là mẫu gương chăm sóc bệnh nhân, với trái tim cảm thương

Nhưng những người không phải là Kitô hữu cũng có thể xem Chúa Giêsu như một gương mẫu chăm sóc người bệnh. Không cần phải nói, khi chăm sóc cho người bị nhiễm virus corona, người ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để không lây nhiễm bệnh. Nhưng đối với Chúa Giêsu, người bệnh hay người sắp chết không phải là người khác, không phải là người đáng trách, mà là anh chị em của chúng ta. Khi Chúa Giêsu thấy một người có khốn khổ, các Tin mừng cho chúng ta biết rằng trái tim của Ngài đã bị lay động bởi lòng thương xót. Ngài là mẫu gương về cách thế chúng ta sống trong cuộc khủng hoảng này: với những trái tim xúc động vì thương xót.

Đối với tôi, Chúa Giêsu là khuôn mẫu cho cuộc sống

Bất cứ khi nào tôi cầu nguyện trong nhà thờ gần đường 68 và York, tôi dừng lại trước một bức tượng Chúa Giêsu, đôi tay Ngài vươn ra, trái tim Ngài lộ ra. Chỉ là một bức tượng thạch cao, đó không phải là tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, nhưng nó rất có ý nghĩa với tôi. Tôi không hiểu tại sao mọi người chết, nhưng tôi có thể đi theo một người, là Đấng cho tôi một khuôn mẫu cho cuộc sống.” (The New York Times 22/03/2020)

James Martin SJ – Nguồn: Vatican News Tiếng Việt

The post Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch? appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/thien-chua-o-dau-giua-dai-dich/feed/ 0
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch? https://www.phimconggiao.com/tai-sao-dinh-chi-viec-cu-hanh-thanh-le-giua-con-dai-dich/ https://www.phimconggiao.com/tai-sao-dinh-chi-viec-cu-hanh-thanh-le-giua-con-dai-dich/#respond Thu, 26 Mar 2020 03:06:23 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=15611 Khi một số quốc gia tuyên bố tạm đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ có đông người tham dự giữa cơn đại dịch, đã có nhiều tiếng nói chỉ trích và cười cợt vang lên. Nhiều người không hiểu tại sao phải đến nỗi đình chỉ Thánh Lễ.

The post Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch? appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Gia An, SJ – CTV Vatican News

Khi một số quốc gia tuyên bố tạm đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ có đông người tham dự giữa cơn đại dịch, đã có nhiều tiếng nói chỉ trích và cười cợt vang lên. Nhiều người không hiểu tại sao phải đến nỗi đình chỉ Thánh Lễ.

Họ đặt câu hỏi: Chẳng phải khi con người hãi sợ và hoang mang là lúc họ cần đến Chúa và Thánh Lễ nhất đó sao? Đình chỉ Thánh Lễ phải chăng chỉ là dấu chỉ của sự nhượng bộ vì sợ hãi? Chẳng phải đó là dấu hiệu của việc thiếu tin tưởng và phó thác vào sự quan phòng của Chúa?

Có người còn nhìn việc không dám cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch như là dấu chỉ thất bại của niềm tin tôn giáo trước biến cố tai hoạ và đau khổ của nhân loại. Một số người nối kết chuyện các Giáo Phận tự ý đóng cửa nhà thờ với việc cấm đạo ở những nước độc tài. Nhiều người quá khích còn diễn dịch xa hơn khi cho rằng việc đình chỉ Thánh Lễ bị là quyết định của Satan đang hoạt động trong Giáo Hội…

Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch?
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch?

Hẳn đây phải là tiếng nói của những người giàu lòng đạo đức. Hơn nữa, có thể những tiếng nói này đều xuất phát từ ý tốt, từ lòng yêu mến Giáo Hội và yêu mến Thánh Lễ. Tuy nhiên, cần đủ bình tâm hơn để suy xét lại những tình cảm đạo đức ấy thì mới có thể có một cái nhìn quân bình và thiêng liêng thật sự. Bằng không, lòng tin theo cảm tính luôn có nguy cơ dẫn người ta đi sai đường.

Cử hành Thánh Lễ theo một cách khác

Thánh Lễ là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ Thiên Chúa với tư cách là một cộng đoàn. Nói cách khác, Thánh Lễ không chỉ là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, mà còn là nơi con người gặp gỡ nhau. Chiều kích cộng đoàn và yếu tố con người quan trọng đến độ nếu không giải quyết được những khúc mắc từ yếu tố con người, rất khó để chúng ta có thể dâng Lễ lên trước tôn nhan Thiên Chúa. Chẳng hạn, Đức Giê-su có lần dạy rằng nếu một người muốn dâng lễ vật trước bàn thờ Thiên Chúa, mà chợt nhớ ra mình còn có chuyện bất hoà với người anh em của mình, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em, rồi trở lại dâng lễ vật của mình cho Thiên Chúa (x. Mt 5,23-24). Lời dạy của Đức Giê-su không có nghĩa là việc dâng lễ vật trước bàn thờ Thiên Chúa không quan trọng, nhưng việc ấy vẫn có thể tạm hoãn lại, cho đến khi những khúc mắc từ phía con người được giải quyết.

Khúc mắc mà cả thế giới đang phải đối mặt bây giờ là chuyện lây nhiễm theo cấp số nhân của bệnh dịch. Khi hội họp đông người trong một không gian hẹp, nguy cơ bệnh dịch bị lan truyền và nhân rộng là điều không ai có thể phủ nhận. Giáo Hội Công Giáo luôn xác tín rằng Thánh Lễ là tâm điểm trong đời sống thiêng liêng của mọi tín hữu. Nhưng Giáo Hội chưa bao giờ dạy rằng Thánh Lễ là một cử hành phép thuật có khả năng giúp con người miễn nhiễm khỏi bệnh dịch. Nhà thờ cũng không phải là nơi bất khả xâm phạm đối với virus. Thế nên trong hoàn cảnh hiện tại, cần phải lắng nghe tiếng nói của những người có chuyên môn hơn là chỉ hành động theo cảm tính đạo đức. Tinh thần trách nhiệm và cảm thức về sự liên đới không cho phép chúng ta nhắm mắt làm ngơ như thể không có chuyện gì xảy ra. Như thế, ở những nơi xảy ra bệnh dịch, tạm đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ có đông người tham dự là một quyết định đúng đắn và khôn ngoan.

Dẫu vậy, cần phải minh định rằng ở đây không phải là không cử hành Thánh Lễ mà là Thánh Lễ được cử hành theo một cách khác. Trong hoàn cảnh bất khả kháng, người tham dự Thánh Lễ không thể họp nhau thành một cộng đoàn đông đúc tại nhà thờ, nhưng vẫn có thể hiệp thông để theo dõi và tham dự Thánh Lễ qua các phương tiện truyền thông. Không nên quên rằng đây thật ra là cách tham dự Thánh Lễ thường xuyên của các bệnh nhân, những người già, hay những người bại liệt. Họ là những người không đến nhà thờ được vì lý do sức khoẻ, và phải tham dự Thánh Lễ từ xa. Không ai nói rằng họ “mất Thánh Lễ”, hoặc họ tham dự Thánh Lễ như thế là không xứng đáng trong hoàn cảnh của họ.

Vì vậy, ở những vùng tâm điểm của dịch bệnh, khi mọi người bị cách ly và việc cử hành Thánh Lễ bị tạm đình chỉ, đây là thời điểm đặc biệt mà cả những người “khoẻ mạnh” cũng được mời gọi thông phần tham dự Thánh Lễ từ xa. Đây là cách hiệp thông hữu hiệu để cầu nguyện cho mình và cho cả thế giới. Đây cũng là cách các Kitô hữu cộng tác hữu hiệu với những người có trách nhiệm trong việc đề phòng bệnh dịch lây lan, tránh gây thêm nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nghe thêm: Radio Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật

Tín thác hay thử thách?

Dĩ nhiên, vẫn có nhiều người đạo đức muốn được tham dự Thánh Lễ một cách trực tiếp và bình thường. Họ có lo sợ, nhưng vẫn sẵn sàng đến tham dự Thánh Lễ đông người và cho rằng như thế mới là hết lòng đặt trọn niềm tín thác vào Chúa Quan Phòng. Nếu những người này còn được sống trong vùng đảm bảo an toàn thì không sao. Nhưng nếu chung quanh mọi người đều đang phải cố gắng làm hết sức có thể để cách ly, để hạn chế đi lại và tiếp xúc, để không làm bệnh dịch lây lan… thì việc “tuyên xưng đức tin” theo lòng đạo đức thái quá sẽ là rất sai lầm. Đó không phải là tín thác. Đúng hơn, đó là thử thách Thiên Chúa.

Tin Mừng của ngày Chúa nhật I Mùa Chay kể lại việc Chúa Giê-su chịu cám dỗ. Thánh Mát-thêu kể rằng trong cơn cám dỗ (Lc 4,9-12) quỷ đưa Đức Giê-su lên nóc cao của Đền Thờ, nghĩa là dồn Người vào chốn nguy hiểm, rồi thách Người nhảy xuống. Lý luận của ma quỷ là thế này: phải tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, vì chính Thiên Chúa sẽ sai thiên thần của Người gìn giữ, nâng đỡ và không để cho kẻ tín thác vào Người bị tổn hại gì. Đức Giê-su đương nhiên không chiều theo lối thách thức đầy ngạo mạn như thế. Đây là câu trả lời của Người: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (Lc 4,12).

Rất nhiều người hiểu sai lầm về sự quan phòng của Thiên Chúa, cứ cho rằng Chúa quan phòng theo kiểu sẵn sàng ra tay thực hiện phép lạ để cứu những người đang gặp nguy hiểm. Đương nhiên, Thiên Chúa quan phòng là điều những người có đức tin không thể chối cãi. Nhưng quan phòng không có nghĩa là Thiên Chúa phải làm tất cả, và con người không cần làm gì. Biết có nguy hiểm mà người ta vẫn cố chấp lao đầu vào nguy hiểm, thì sự cố chấp ấy không thể nhân danh niềm tin vào sự quan phòng. Một cách cụ thể, trong thời gian này, sự quan phòng của Thiên Chúa được thể hiện qua hướng dẫn của những người có chuyên môn, qua lời khuyên và chỉ dẫn của những người có thẩm quyền. Một người tín thác vào Thiên Chúa là người biết cộng tác với những hướng dẫn thiết thực ấy để không trở nên sai lầm vì chủ quan hoặc vì đạo đức cuồng tín. Sau khi đã làm tất cả những gì có thể trong khả năng của mình, lúc đó con người mới có thể bình an đặt trọn vẹn mọi sự vào trong bàn tay quan phòng yêu thương của Thiên Chúa.

Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ

Nghe thêm: Bài 28 – Điều răn II: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ

Khôn ngoan theo truyền thống Kinh Thánh dạy rằng con người không được nại vào Danh Thiên Chúa để giải quyết chuyện của con người. “Ngươi không được dùng Danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng” (Xh 20:7, Đnl 5:11). Con người không được nại vào Thiên Chúa để chạy trốn và chối bỏ trách nhiệm của mình. Có những người rất dễ kéo Chúa vào để đổ lỗi cho bất cứ chuyện gì. Cả khi chính mình là người sai lầm và gây ra hậu quả, họ vẫn trách Chúa tại sao không quan phòng phù trợ. Đó là dấu chỉ của những đức tin và lòng đạo đức chưa trưởng thành: giống như con nít, hay hờn dỗi và thích đổ lỗi, chứ không biết nhận trách nhiệm về mình.

Có thể bạn quan tâm: Thánh Giuse nói với ta điều gì giữa đại dịch Covid-19

Trong thời gian qua, để trấn an nhau, người ta chuyền nhau bức hình Chúa Giê-su với dòng chữ: “Đừng lo bị nhiễm Virus Corona, vì đã có Chúa ở cùng”. Cần phải trấn an nhau để tránh tâm lý hoảng loạn là điều nên làm. Tuy nhiên, nếu không khéo, điều người ta đang làm không phải là trấn an mà là dùng niềm tin sai lầm và lòng đạo đức thái quá để ru ngủ nhau. Nói rằng mình có Chúa ở cùng nên không sợ bị nhiễm virus, vậy phải giải thích thế nào với những người đã bị nhiễm virus? Chúa không ở cùng họ hay sao? Có Chúa – không lo bị nhiễm virus, là một công thức rất trẻ con, vừa phản khoa học vừa phản đức tin. Đừng nại vào Danh Chúa một cách bất xứng như thế!

Cha Anthony de Mello kể lại một câu chuyện ngắn như sau. Có một chàng trai trẻ tìm đến với một nhà thông thái để xin học về Thiên Chúa. Chàng trai bước vào căn lều của nhà thông thái và thưa:

– Thưa thầy, con là người tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Để chứng minh điều đó, con đã để con lừa của con bên ngoài mà không cần phải cột dây lại, dù con biết ở đây có nhiều kẻ trộm cắp. Con tin Chúa quan phòng sẽ giúp giữ con lừa của con.

Nhà thông thái ngước mắt lên nhìn chàng trai rồi hỏi:

– Này con, từ bao giờ mà Thiên Chúa bị biến thành kẻ giữ lừa cho con thế?

Này bạn là người đạo đức thái quá và cuồng tín, từ bao giờ Thiên Chúa bị giản lược thành tấm bùa hộ mệnh chống virus cho bạn thế?

Nguồn: Vatican News Tiếng Việt

The post Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch? appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/tai-sao-dinh-chi-viec-cu-hanh-thanh-le-giua-con-dai-dich/feed/ 0
Tượng THÁNH GIUSE NGỦ: ý nghĩa và thông điệp https://www.phimconggiao.com/tuong-thanh-giuse-ngu-y-nghia-va-thong-diep/ https://www.phimconggiao.com/tuong-thanh-giuse-ngu-y-nghia-va-thong-diep/#respond Sun, 08 Mar 2020 02:41:28 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=15485 Tháng kính Thánh Giuse, chúng ta cũng nên xem ý nghĩa và thông điệp của tượng Thánh Giuse ngủ. Một mẫu tượng ít người Công giáo biết cho đến khi ĐTC Phanxico nói đến.

The post Tượng THÁNH GIUSE NGỦ: ý nghĩa và thông điệp appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Tháng kính Thánh Giuse, chúng ta cũng nên xem ý nghĩa và thông điệp của tượng Thánh Giuse ngủ. Một mẫu tượng ít người Công giáo biết cho đến khi ĐTC Phanxico nói đến.

Tượng Thánh Giuse ngủ trong phòng ĐTC Phanxicô
Tượng Thánh Giuse ngủ trong phòng ĐTC Phanxicô

Năm nay tôi được tặng hai tượng thánh Giuse nằm ngủ. Tượng có xuất xứ từ Philippines. Nghe nói Đức Thánh Cha Phanxico cũng có một tượng để trên bàn làm việc của ngài. Thực ra tượng thánh Giuse nằm ngủ có nền tảng Kinh Thánh. Hầu hết những lần Chúa phán bảo ngài đều thông qua giấc ngủ. Như bài Tin Mừng hôm nay kể lại: “Ông đang toan tính như vậy, thì sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông”.

1. Pho tượng nói lên thân phận lữ hành.

Ngài ngủ mà còn nguyên quần áo. Đầu gối trên chiếc tay nải. Khiến ta nhớ lại đêm Vượt Qua, dân Do thái mặc quần áo, thắt lưng sẵn sàng để lên đường. Quả thật cuộc đời thánh Giuse là cuộc lữ hành. Ngài đi từ Nazareth về Bethlem để khai hộ khẩu. Ngài đi từ Do thái sang Ai cập để đem Chúa Giêsu trốn Herode tìm giết. Người đi từ Ai cập trở lại Do thái khi Herode băng hà. Lữ hành là người sẵn sàng lên đường, không gắn bó vào nơi chốn nào.

Thư Roma so sánh thánh Giuse với tổ phụ Abraham. Abraham là người lữ hành của Chúa. Chúa mời gọi và ngài sẵn sàng từ bỏ tất cả để lên đường đi đến nơi Chúa chỉ. Đến miền Đất Hứa. Nhưng tổ phụ Abraham đi suốt cuộc đời vẫn chưa có được mảnh đất nào. Ngài đi không ngừng. Ngài chỉ ngừng đi khi lên trời. Người lữ hành như vậy phải có đức tin lớn lao.

2. Pho tượng diễn tả đức tin.

Thư Rôma so sánh đức tin của thánh Giuse với đức tin của tổ phụ Abraham. Abraham tuyệt đối tin vào lời Chúa hứa. Chúa hứa cho ngài một miền đất chảy sữa và mật. Nhưng cho đến cuối đời ngài chẳng có mảnh đất nào. Sách Sáng thế chương 23 thuật lại: Khi bà Sarah qua đời, ngài phải thương thuyết với Hebron con ông Khết mua thửa đất Macpela để chôn cất vợ mình. Chúa hứa cho ngài mộg dòng dõi đông như sao trên trời như cát dưới biển. Nhưng khi đã ngoài chín mươi tuổi ngài vẫn chưa có con. Và khi Isaac được mười hai tuổi, Chúa lại truyền phải sát tế dâng cho Chúa. Thế mà ngài vẫn vâng lời. Thư Roma kết luận: “Mặc dù không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin”.

Thánh cả Giuse cũng thế. Thánh Cả tuyệt đối tin vào lời Chúa. Nên ngài tin cả những điều khó tin nhất. Làm sao người trinh nữ có thể sinh con? Làm sao con bác thợ mộc có thể lên ngôi thừa kế ngai vàng vua David? Nhưng ngài vững tin vào lời Chúa, nên mau mắn thi hành lệnh Chúa truyền. Tin cả lời Chúa dạy trong giấc ngủ. Vì thế ngài có lòng phó thác vô biên.

3. Pho tượng diễn tả niềm phó thác.

Người lữ hành sao có thể ngủ ngon như thế? Người ra đi trong buồn khổ vì bạn mình có thai mà chẳng biết xuất xứ. Người ra đi trong lo âu vì bạo vương Herode đang tìm Hài nhi để tiêu diệt, sao có thể ngủ đến mê say như thế? Đó là vì ngài có lòng phó thác vô biên. Phó thác cũng nói lên tâm tình dâng hiến.

Mọi sự là của Chúa. Mọi việc không ngoài thánh ý Chúa. Tất cả nằm trong bàn tay Chúa Quan Phòng. Ngài chẳng làm gì khác hơn là để Chúa làm việc. Ngài phó thác mọi việc trong tay Chúa. Ngài sống đúng lời Thánh Vịnh 4,9: “Thư thái bình an vừa nằm con đã ngủ. Vì chỉ mình Ngài cho con sống yên hàn”. Vì thế ngài vẫn ngủ ngon giữa muôn vàn lo âu buồn khổ. Đó là vì ngài thấy ánh sáng giữa đêm tối.

Xem thêm:

4. Pho tượng cũng diễn tả đêm tối.

Đêm tối nên phải ngủ. Nhưng chính khi ngủ ngài được Chúa hướng dẫn. Ngài thấy ánh sáng trong đêm tối. Sigmund Freud khi thiết lập khoa Phân tâm học đã tìm ra bóng tối trong con người. Theo ông phần ánh sáng ý thức trong con người rất bé nhỏ. Trong khi phần bóng tối tiềm thức và vô thức mênh mông và dày đặc. Chính bóng tối quyết định số phận con người. Tiềm thức và vô thức bị phần ý thức dồn ép, vùi lấp. Chỉ hiện lên trong những giấc mơ. Nói nôm na là ngày nghĩ gì đêm mơ thấy điều ấy.

Nếu giấc mơ nói lên chiều sâu của tâm hồn, thì trong sâu thẳm tâm hồn của thánh Giuse có Chúa luôn ngự trị. Thánh Giuse luôn nghĩ về Chúa. Luôn tìm thánh ý Chúa. Nên Chúa đã soi sáng cho ngài trong giấc mơ. Ngài đi giữa đêm tối trần gian, nhưng được ánh sáng của Chúa soi dẫn. Ngài đi giữa đêm tối giác quan nhưng được ánh sáng Thánh Thần chỉ lối. Ngài đi giữa đêm tối mầu nhiệm, nhưng lại được ánh sáng Lời Chúa dẫn đường. Chỉ đi theo Lời Chúa. Như lời Thánh Vinh 119, 105: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước. Là ánh sáng chỉ đường con đi”.

Lạy Thánh Cả Giuse xưa thánh cả đã đi trong đêm đen. Nhưng đã tìm được ánh sáng Lời Chúa, đã có ngọn đèn đức tin soi đường. Ngài vẫn ngủ ngon vì luôn phó thác vào bàn tay Chúa Quan Phòng. Xin thương nâng đỡ chở che chúng con. Để dù đêm tối dày đặc và phong ba bão táp dập vùi, chúng con luôn hướng về quê trời. Và đi đến nơi bình an. Amen.

Tác giả bài viết: Đức TGM Ngô Quang Kiệt

Nguồn tin: conggiao.info

The post Tượng THÁNH GIUSE NGỦ: ý nghĩa và thông điệp appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/tuong-thanh-giuse-ngu-y-nghia-va-thong-diep/feed/ 0