Trong lịch sử Hội thánh, chúng ta thấy ngoài việc thông ban Thánh Thần trong phép Rửa Tội, còn có sự thông ban Thánh Thần cho những người đã được kết hợp với Chúa Kitô nhờ phép Rửa. Hiệu quả của việc thông truyền thiêng liêng này còn vượt lên trên hiệu năng cứu độ của phép Rửa, vì qua đó người tín hữu nhận được năng lực mới để làm chứng cho đức tin.
[Thần học online] Bí tích Thêm SứcTuy nhiên, vào thời Giáo hội tiên khởi, thật không dễ dàng phân biệt bí tích Rửa Tội và bí tích Thêm Sức như hai bí tích tách biệt nhau, bởi vì cả hai liên kết với nhau chặt chẽ và được cử hành cùng một lúc.[1] Đức Piô X (1903-1914) trong Sắc lệnh Lamenabili của Bộ thánh vụ (1907) cũng đã khẳng định:
Không có gì minh chứng rằng nghi thức bí tích Thêm Sức đã được các Tông đồ áp dụng. Lịch sử Kitô giáo nguyên sơ hoàn toàn không biết đến việc phân biệt rõ rệt giữa hai bí tích là phép Rửa và phép Thêm Sức.[2]
Bí tích Thêm Sức
Bài 1: Bí tích Thêm Sức trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa
Bài 2: Mối tương quan giữa Bí tích Thêm Sức và Bí tích Rửa Tội
Bài 3: Bí tích Thêm Sức trong truyền thống giáo hội Đông Phương & Tây Phương
Bài 4: Ý nghĩa lịch sử và hiệu quả của Bí tích Thêm Sức
Bài 5: Thừa tác viên và thụ nhân của Bí tích Thêm Sức