Ơn cứu độ đến từ Đức Giêsu, đặc biệt qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Người; do vậy, Hội thánh không ngừng rao giảng và cử hành bí tích Thánh Tẩy trong mầu nhiệm Vượt qua của Con Thiên Chúa làm người. Hội thánh xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương và cứu độ mọi người, Thiên Chúa không tự nhốt mình trong các bí tích; tuy thế, chính Chúa Giêsu khẳng định bí tích Thánh Tẩy cần thiết để được cứu độ.[1] Chính vì vậy, Hội thánh vẫn không ngừng nói lên sự cần thiết phải cử hành bí tích Thánh Tẩy cho mọi người vì ơn cứu độ của họ, theo lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.”[2]
Quả vậy, suốt dòng lịch sử, Hội thánh không bao giờ quên sứ mạng Chúa đã trao phó là loan báo Tin mừng cho muôn dân và cử hành bí tích Thánh Tẩy cho tất cả những ai tin để họ được ơn cứu rỗi. Hội thánh xác tín rằng “ngoài bí tích Thánh Tẩy, Hội thánh không có phương thế nào khác bảo đảm cho con người được hưởng hạnh phúc đời đời.”[3] (trích Từ Cạnh Sườn Bị Đâm Thâu, tr 157-158)
Nội dung Bí tích Rửa tội
Bài 1: Tầm quan trọng của Bí tích Rửa tội
Bài 2: Tội nguyên tổ và ơn công chính hóa
Bài 3: Những hình ảnh trong Cựu Ước tiên trưng về Bí tích Thánh Tẩy
Bài 4: Giáo huấn của thánh Phaolô về Phép Rửa
Bài 5: Phép Rửa thời Hội thánh sơ khai
Bài 6: Dấu chỉ và công hiệu của BTRT
Bài 7: BTRT tháp nhập ta với Chúa Kitô
Bài 8: BTRT tháp nhập ta với Hội thánh Chúa Kitô
Bài 9: Sự cần thiết của Bí tích Thánh Tẩy
Bài 10: Những hình thức khác nhau của Bí tích Thánh Tẩy
Bài 11: Việc Rửa tội cho trẻ em và số phận những trẻ chết chưa nhận phép Rửa
Bài 12: Thừa tác viên và thụ nhân của Bí tích Rửa Tội