0:00

0:00

Status:
Audio Bài giảng
Đạo diễn:
Phim Công giáo HD
Diễn viên:
Phim Công giáo HD
Thể loại:
Audio Bài giảng, Kinh Thánh 100 Tuần
Sản xuất:
Phim Công giáo HD
Thời lượng:
45 Phút
Năm phát hành:
2016

Sách Gióp, chương 22 – 42 | Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm

TUẦN 62: SÁCH GIÓP (Chương 22-42), audio bài giảng Kinh Thánh 100 Tuần

Sách Gióp, chương 22 – 42 | Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm

I. THIÊN CHÚA LÊN TIẾNG (38,1 – 42,6)

Thiên Chúa trả lời những vấn nạn của ông Gióp qua hai diễn từ :

1. Diễn từ thứ nhất (38,1 – 40,2)

Thiên Chúa tra vấn Gióp về những kỳ công của công trình tạo dựng, biểu lộ sự khôn ngoan và quyền năng của Ngài: đặt nền móng cho trái đất (câu 4-7), vạch ranh giới cho đại dương (8-11), điều hành ánh sáng cho vũ trụ (12-15). Tiếp đó Thiên Chúa nói đến những điều kỳ diệu trong vũ trụ, cụ thể là hiện tượng thời tiết (22-30) và thế giới động vật (38,39 – 39,30).

Tất cả chứng tỏ rằng Thiên Chúa không chỉ tạo dựng vũ trụ mà còn tiếp tục bảo tồn vũ trụ bằng sự quan phòng của Người. Diễn từ này nhằm trả lời vấn nạn của Gióp cho rằng không hề có kế hoạch, định hướng hay sự quan phòng nào trong thế giới này (38,2).

Sách Gióp, chương 22 – 42

2. Diễn từ thứ hai (40,6 – 41,26)

Xem ra ông Gióp đã muốn lên án Thiên Chúa để biện hộ cho sự vô tội của mình. Nhưng có thực sự cần phải làm như thế không (40,8)? Diễn từ nhắc tới hai con thú Behemoth và Leviathan. Các học giả cho rằng đây là hà mã và giao long. Tuy nhiên điều quan trọng hơn là hai con thú này tượng trưng cho sự hỗn mang thuở đầu tạo dựng.

Thiên Chúa hỏi Gióp xem liệu ông có chế ngự được sự hỗn mang đó không? Những lời chất vấn của Thiên Chúa đưa ông ra khỏi nỗi đau của bản thân để mở rộng tầm nhìn đến toàn thể vũ trụ, khám phá sự khôn ngoan và quyền năng Thiên Chúa bao trùm tất cả.

II. ĐOẠN KẾT (42,7-17)

Chúa trách mắng những người bạn của ông Gióp vì đã nói về Ngài không đúng. Họ chỉ nói về Thiên Chúa từ nhãn quan chật hẹp của họ. Đồng thời Chúa khôi phục tài sản cho ông Gióp và phúc lành của Người chan chứa trên ông.

III. Ý NGHĨA CỦA SÁCH GIÓP

1. Vấn đề người vô tội phải chịu đau khổ

Đau khổ là chủ đề chính trong những cuộc tranh luận giữa ông Gióp và bạn hữu ông. Họ khẳng định rằng đau khổ là hình phạt của tội (x. 4,7-9; 8,20; 11,4-6). Khi Gióp phủ nhận khẳng định này trong trường hợp của ông thì họ trả lời: “Trước nhan Thiên Chúa, phàm nhân cho mình là công chính thế nào được! Và đứa con do người phụ nữ sinh ra, làm sao dám coi mình là thanh sạch?” (25,4-6; 14,1-4; 15,14).

Tóm lại là không thể có chuyện người vô tội phải chịu đau khổ. Thế nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều, và đã có những câu trả lời khác trong sách Gióp. Đau khổ là một huyền nhiệm và chúng ta là ai mà có thể hiểu được đường lối của Thiên Chúa (11,7-10; 15,8-9; 42,3). Đau khổ là phương thế Chúa dùng để giáo huấn ta và làm cho ta nên tốt hơn (5,17-18; 36,15). Thiên Chúa cho phép đau khổ xảy ra để thử thách đức độ của người công chính (chương 1-2).

Những câu trả lời trên làm nổi bật hai điều: một bên là sự vô tội của con người và một bên là sự công chính của Thiên Chúa. Bạn hữu của ông Gióp cũng như chính ông đều nhấn mạnh đến sự công chính của Thiên Chúa. Bạn hữu ông nhấn mạnh điều này vì đó là cách giải thích truyền thống. Còn ông Gióp nhấn mạnh điều này vì đó là nền tảng để ông dựa vào mà kêu xin Thiên Chúa lắng nghe và phán xử cho ông.

Cho dù đau khổ được xem như chủ đề lớn của sách Gióp, thực ra đây không phải là vấn đề chính. Bởi lẽ người đọc đã biết ngay từ đầu rằng đau khổ mà ông Gióp phải chịu là để thử thách chứ không phải hình phạt: “Có phải Gióp kính sợ Thiên Chúa mà không cầu lợi chăng?” (1,9). Đàng khác nếu coi đau khổ là chủ đề chính thì xem ra vấn đề vẫn không được giải quyết, kể cả câu trả lời của Chúa xem ra cũng chẳng soi sáng gì hơn.

2. Huyền nhiệm đau khổ và mối tương quan với Thiên Chúa

Đau khổ là một huyền nhiệm hơn là một vấn đề. Vấn đề (hay bài toán) là cái gì ở trước mắt ta và ta giải quyết một lần là xong, dù khó khăn đến mấy. Còn huyền nhiệm là một thực tại ta bị nhận chìm trong đó, suy nghĩ về nó nhưng đồng thời hít thở trong nó, đau khổ và hạnh phúc trong nó. Tình yêu, đau khổ và sự chết là những huyền nhiệm lớn trong đời. Như thế cần nhìn huyền nhiệm đau khổ trong những tương quan sống.

Đối với ông Gióp, nỗi đau khổ lớn nhất là ở chỗ ông cảm thấy mơ hồ về mối tương quan giữa ông và Thiên Chúa. Trước đây Chúa sống với ông như người bạn (chương 29), còn bây giờ lại như thù địch (13,24). Đặt mình trong bối cảnh đó, sẽ thấy câu trả lời của Chúa đã soi sáng cho ông Gióp, không phải vì diễn từ đó đưa ra một câu trả lời rõ ràng về mặt lý luận, nhưng vì diễn từ đó khẳng định rằng Thiên Chúa vẫn luôn ở đó khi Gióp đau khổ và luôn lắng nghe lời than thở của ông.

Nghĩa là Thiên Chúa khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa Ngài và ông Gióp, và như thế Gióp khám phá ra rằng ông không cô độc trong đau khổ, Chúa vẫn ở đó với ông. Đó chính là sức mạnh cho phép ông vượt qua mọi khó khăn thử thách. Hiểu như thế, sách Gióp không nhằm bàn luận một vấn đề thần học cho bằng là một tiếp cận mầu nhiệm đức tin, mầu nhiệm về mối tương quan của ta với Thiên Chúa.

Trong ý hướng trên, ta khám phá những thay đổi nơi bản thân ông Gióp. Trước kia Gióp là người rất đạo đức nhưng xem ra không thực tế cho lắm. Rồi thử thách xảy ra liên tiếp, ông phải suy nghĩ về những gì ông trải nghiệm xuyên qua những lần tranh luận với bạn hữu. Cuối cùng ông nhìn nhận rằng trước kia ông chỉ biết Chúa nhờ người ta nói lại, nhưng bây giờ chính mắt ông chứng kiến. Vì thế “điều đã nói ra, con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn” (42,6). Gióp đã trở thành con người khác với một sự thay đổi sâu xa xuyên qua những kinh nghiệm đời sống.

3. Đâu là dung nhan đích thực của Thiên Chúa?

Các bạn hữu của ông Gióp đã nói rất nhiều về Chúa và nhân danh sự công chính của Chúa mà lên án ông. Nhưng cuối cùng chính Chúa lên tiếng: “Các ngươi đã không nói đúng đắn về Ta như Gióp, tôi tớ của Ta” (42,7-8). Gióp đã nói đúng đắn về Chúa. Có thể hiểu “đúng đắn” theo hai nghĩa: Gióp đã nói “cách đúng đắn” và Gióp đã nói “những điều đúng đắn.”

Gióp đã nói cách đúng đắn vì ông nói thật với lòng mình. Ông không ngần ngại nói lên nỗi đau của mình, cả những mối hoài nghi và hoang mang của mình. Mối quan hệ đích thực với Thiên Chúa phải được xây dựng trên sự thật. Không phải ông không biết những cách giải thích truyền thống, những lập luận thần học về Thiên Chúa mà bạn bè ông nêu ra, nhưng ông không cảm thấy thoả mãn với những lập luận đó, và ông nói thật những suy tư, những cảm nghiệm của mình. Nói về Chúa, dù hay cách mấy mà không có sự chân thật, vẫn chỉ là giả dối.

Đồng thời Gióp đã nói “những điều đúng đắn” về Chúa. Các bạn hữu của ông Gióp nghĩ rằng họ biết về Chúa nhưng thục ra họ đã đóng khung Thiên Chúa trong khuôn khổ chật hẹp của những khái niệm và lý luận chật hẹp của con người. Trong khi đó Thiên Chúa là mầu nhiệm không thể dò thấu, Người vượt trên tất cả và những khái niệm của con người trở thành ngu xuẩn trước thực tại vô cùng huyền nhiệm này (42,8). Chính Thiên Chúa nhắc nhớ cho các bạn hữu của Gióp như thế và cũng nhắc nhớ cho tất cả chúng ta.

(Audio: Anh Tuấn)

Theo dõi
Thông báo
guest

1 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] Tuần 62: Sách Gióp, chương 22 – 42 […]

Xem thêm...

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Search in posts
Search in pages
Filter by Categories
Abouts
Audio Bài giảng
Bài giảng
Blog
Các Vua
Chúa Giêsu
Cựu ước
Gương Chúa Giêsu
Hạnh các Thánh
Hoạt hình
Hoạt hình Công giáo
Hôn nhân
Kinh thánh
Kinh Thánh 100 Tuần
Lời Chúa
Lòng thương xót Chúa
Mẹ Fatima
Mẹ Lộ Đức
Mẹ Maria
Mùa Chay
Mùa Giáng sinh
Mùa Phục sinh
Mùa thường niên
Mùa vọng
Phim Công giáo
Phim Cựu ước
Phim Giáo dục Đức Tin
Phim Giáo dục gia đình
Phim Tân ước
Phút cầu nguyện
Quà tặng cuộc sống
Sách Audio
Suy niệm
Suy niệm năm A
Suy niệm năm C
Tâm lý - Tình cảm
Tân Ước
Tạo dựng
Thần học Online
Thánh ca Mp3
Thánh Giuse
Thánh Nhân
Thủ lãnh
Tiên tri
Tin tức
Tổ phụ
Video Công giáo
Video Thánh ca
Video Ý nghĩa
VietCatholic New