Tượng Chúa Kitô Vua (hoặc Tượng Đức Chúa dang tay, Tượng Chúa Kitô trên đỉnh Núi Tao Phùng) là một bức tượng Chúa Giêsu được đặt trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu (được xây từ năm 1974). Tượng đã được xác lập là “Tượng Chúa Giêsu lớn nhất khu vực châu Á” vào năm 2012, đây cũng là tượng Chúa Giêsu cao nhất thế giới (và sẽ đứng thứ nhì thế giới, nếu tượng Chúa Kitô vua ở Pêru được khánh thành.)
Một nơi hành hương lý tưởng cho chính tôi và chính bạn.
Tượng Chúa Kitô Vua (hoặc Tượng Đức Chúa dang tay, Tượng Chúa Kitô trên đỉnh Núi Tao Phùng) là một bức tượng Chúa Giêsu được đặt trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu (được xây từ năm 1974). Tượng đã được xác lập là “Tượng Chúa Giêsu lớn nhất khu vực châu Á” vào năm 2012, đây cũng là tượng Chúa Giêsu cao nhất thế giới (và sẽ đứng thứ nhì thế giới, nếu tượng Chúa Kitô vua ở Pêru được khánh thành.)
Nằm chót vót trên đỉnh núi Nhỏ, tượng đài Chúa Kitô Vua Tao Phùng như một ngọn tháp canh thu vào tầm mắt du khách toàn bộ cảnh quan của thành phố Vũng Tàu.
Năm 1972, cha Phaolô Nguyễn Minh Tri cùng với bà con giáo dân Vũng Tàu khởi công xây dựng một tượng đài Chúa Kitô, theo dự kiến cao khoảng 10m, đặt trên bệ cao 5m ngay tại mũi Nghinh Phong dưới chân núi Nhỏ. Công việc xây dựng đang tiến hành thì bị gián đoạn vào năm 1973, đại tá thị trưởng Vũng Tàu ra lệnh ngưng mọi công tác xây dựng do khiếu nại của Giáo Hội Phật Giáo cho rằng địa điểm này được dành cho GHPG . Để giữ hòa khí giữa hai tôn giáo , các cuộc họp được tổ chức và kết quả bản thỏa hiệp được ký kết và ngày 16 -02- 1974 Giáo Hội Công Giáo sẽ xây dựng các công trình tôn giáo trên ngọn núi Tao Phùng với diện tích là 10 mẫu và để lại mũi Nghinh Phong ( Ô Quắn ) cho Giáo Hội Phật Giáo toàn quyền sử dụng.
Năm 1974, tượng đài Chúa Kitô được xây dựng lại trên đỉnh núi Tao Phùng thuộc dãy núi Nhỏ với diện tích rộng lớn 10 hécta. Do thay đổi vị trí nên tượng đài Chúa Kitô Vua Tao Phùng được thiết kế lại để phù hợp với độ cao mới và sự khắc nghiệt của khí hậu gió mùa nhiệt đới. Việc thay đổi này đem lại sự khó khăn về tài chính cũng như những điều kiện khác trong việc xây dựng. Tuy nhiên, công việc vẫn được tiến hành dưới sự chỉ đạo của cha Phaolô Nguyễn Minh Tri và sự giúp đỡ về tài chính của ông bà Lê Quang Tuyến. Công việc điều hành thi công do họa sĩ kiêm điêu khắc gia Văn Nhân và kỹ sư Nguyễn Quảng Đức cùng với 50 công nhân lành nghề thực hiện.Công việc đươc bắt đầu , dự định sẽ đào móng sâu 6m , nhưng mới được 3m thì đụng nền xi măng cứng ngắt .
Anh em quyết tâm đập thủng khối xi măng cốt thép chặn ngay đường tiến xuống , chưa biết dày mỏng bao nhiêu của một khoảng trống phía dưới .Vạch một vòng tròn to anh em quyết tâm chọc thủng để thăm dò phía sâu hơn , chọc thủng được chướng ngại vật , một người ngồi gọn trong cái thúng để anh em buộc dây thả xuống khoảng trống tối om phía dưới . Thật bất ngờ và lạ lung : Đây là một hệ thống địa đạo được che chắn bằng xi măng cốt thép , chổ bị chọc thủng đây chính là lối đi ở giữa của hai dãy phòng , mỗi bên gồm 7 phòng , mỗi phòng dài 7 thước rộng 4 thước . Không còn nghi ngờ gì nữa , đây là hệ thống phòng thủ do người Pháp hoặc người Nhật xây dựng trước đây . Rải rác trên sườn núi, người ta thấy các cửa hầm dẫn vào khu chỉ huy trung tâm nằm dưới đỉnh Tao Phùng , tất cả bị cỏ cây che phủ .