Giới thiệu nhà thờ Thánh Mộ tại Giêrusalem

Lúc 19h Chúa Nhật 25 tháng 5 tại nhà thờ Thánh Mộ, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Công Giáo và Chính Thống Giáo nhân kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ diễn ra năm 1964 giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ Athenagoras. Lúc đó, Đức Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ cùng đọc kinh ‘Lạy Cha’ với nhau, nhưng không công khai. Lần này, việc cầu nguyện chung được thực hiện công khai và được phát sóng trên toàn thế giới từ một nhà thờ được xem là thánh thiêng với Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông Truyền. Đây thật là một biểu tượng đại kết phi thường. 

Trong chương trình Giáo Hội Năm Châu kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một số nét tiêu biểu của nhà thờ Thánh Mộ.

Nhà thờ Thánh Mộ – Holy Church of the Holy Sepulchre /sép-pâu-kơ/ là danh từ của Công Giáo, người Chính Thống Giáo Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông Truyền gọi là nhà thờ Phục sinh – Holy Church of Resurrection – nằm phía bên trong bức tường than khóc trong khu vực cổ thành Giêrusalem, kế cận với đồi Golgotha (hay còn gọi là đồi Can Vê nơi Chúa Giêsu đã bị đóng đinh vào thập giá). Theo truyền thống, nhà thờ đã được xây dựng trên khu mộ Chúa Giêsu đã được táng xác.

Trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, đây được xem là nơi thánh thiêng bậc nhất của Kitô Giáo. Thế nhưng đến thế kỷ thứ hai, hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp hết những dấu tích của Kitô giáo, rồi xây đền thờ nữ thần Aphrodite, là một thứ nữ thần sắc đẹp như kiểu thần Vệ Nữ.

Sau khi đón nhận đức tin Công Giáo, năm 325, Đại Đế Constantine đã truyền phá hủy đền thờ nữ thần Aphrodite và cho đào bới khu vực này để tìm lại các dấu tích thánh thiêng của Kitô Giáo. Mẹ nhà vua là nữ hoàng Helena đã hiện diện từ năm 326 tại địa điểm này để đích thân giám sát các cuộc khai quật và xây dựng nhà thờ mới.

Theo dòng lịch sử, Giêrusalem đã bị phá hủy ít nhất hai lần, bị bao vây 23 lần, bị tấn công 52 lần, và bị chiếm và tái chiếm lại 44 lần. Số phận của ngôi nhà thờ này cũng trôi nổi theo những thăng trầm của thành Thánh Giêrusalem.

Ngôi nhà thờ mà chúng ta thấy hiện nay đã được tái thiết từ đống tro tàn vào thế kỷ thứ 12.

Theo thỏa ước Nguyên Trạng do Hoàng Đế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Đệ Tam đưa ra vào năm 1853, cả ba Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đều có quyền ngang nhau trong việc coi sóc và cử hành các lễ nghi Phụng Vụ tại đây.

Thỏa ước cũng quy định một điều trái khoáy là việc giữ chìa khoá nhà thờ được trao cho 2 gia đình Hồi Giáo.

Ngày nay, nhà thờ này cũng được dùng làm trụ sở Tòa Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp ở Giêrusalem.

Ngôi nhà thờ này có một vị trí quan trọng đặc biệt trong các lễ nghi của Tuần Thánh. Thật vậy, thưa quý vị và anh chị em và anh chị em.

Một phần quan trọng nhất trong nhà thờ này là 5 chặng cuối trong 14 chặng Đàng Thánh Giá, và Bàn Thờ Thánh Nữ Maria Mađalêna theo truyền thống là nơi Chúa Giêsu đã gặp thánh nữ sau khi Người từ cõi chết sống lại.

Trong ngày thứ Sáu tuần Thánh, cuộc đi đàng Thánh Giá do các Hiệp Sĩ Thánh Mộ, tức là các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô tại Giêrusalem, chủ sự diễn ra lúc 11 giờ sáng sẽ kết thúc với 5 chặng bên trong nhà thờ này.

Sau lễ nghi suy tôn thánh giá lúc 3 giờ chiều, các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô đạt tới cao điểm với một nghi thức được nhiều người trông đợi đó là tang lễ của Chúa Kitô. 

Đây là một nghi thức rất thịnh hành từ thời Trung Cổ ở nhiều quốc gia Âu Châu. Nhưng ở Giêrusalem, ngay tại nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chịu chết trên thánh giá, nghi thức này có một ý nghĩa đặc biệt.

Ngay từ chiều tối đoàn rước tiến bước chậm chạp trong tiếng nhạc trầm buồn, u sầu trong đền thờ Thánh Mộ. Thỉnh thoảng đoàn lại dừng ở các nhà nguyện khác nhau trong đền thờ để suy niệm.

Bài trình thuật cuộc thương khó của Chúa Giêsu được đọc lên bằng các ngôn ngữ khác sau. Vị tổng thư ký của đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã vác một cây thánh giá lên đồi Golgotha, ở đó sau khi đoạn Phúc Âm mô tả việc Chúa trút hơi thở cuối cùng và việc tháo đanh Chúa, 2 vị phó tế bắt đầu diễn lại các động tác tháo đanh và đưa Chúa xuống khỏi thánh giá trong không khí u buồn và than khóc. Đầu tiên là tháo mão gai trên đầu Ngài, rồi đến những chiếc đinh đã ghim Chúa vào thập giá. 

Các động tác này tạo ra một bầu không khí thực sự mong đợi cho việc suy niệm về những biến cố lịch sử đã diễn ra ở đây. Một hình nộm của Chúa bị đóng đinh được rước vào trong huyệt đá để xức dầu thơm và được nhẹ nhàng đặt ở đó. 

Một tu sĩ dòng Phanxicô, xức dầu chân dung của Đức Kitô trong khi nhắc lại lời Phúc Âm “Ông Giuse người xứ Arimathea là một môn đệ của Chúa Giêsu đã xin Philatô cho ông được tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Philatô cho phép, và ông đã đưa xác Chúa xuống, bọc trong vải liệm, với các loại dầu thơm theo phong tục chôn cất của người Do Thái”.

Sau đó đoàn rước đến Mộ Thánh nơi đám tang Chúa được thực hiện cách biểu tượng.

Lúc 7h30 sáng thứ Bẩy Tuần Thánh, vị Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh tại ngay ngôi nhà thờ này trước bàn thờ bà thánh Maria Mađalêna. 

Vâng thưa quý vị và anh chị em, Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Chúa Phục Sinh, diễn ra vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh lúc 7h30 SÁNG. Sáng thứ Bẩy chứ không phải tối thứ Bẩy, nghĩa là không thống nhất với phần còn lại của Giáo Hội. Việc cử hành sớm như thế là để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giêrusalem luôn là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục Sinh trong bài Vinh Tụng Ca hát mừng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết và tội lỗi.

Thứ Bảy Tuần Thánh cũng có một lễ nghi quan trọng đối với anh chị em Chính Thống Giáo Hy Lạp: đó là lễ rước Lửa Thánh đã có từ thế kỷ thứ Hai sau Chúa Giáng Sinh. Buổi lễ được truyền hình trực tiếp ở các nước theo Chính thống giáo như Bulgaria, Hy Lạp, Ukraine, Nga, Romania, Belarus, Đảo Síp, Georgia, Li Băng, Ai Cập v.v… Hơn thế nữa, hàng năm ngọn lửa Thánh còn được một số nước Chính thống giáo đưa về nước bằng các chuyến bay đặc biệt và được đón tiếp long trọng tại sân bay.

Buổi trưa thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Thượng phụ Chính thống Hy Lạp, đi giữa đoàn rước long trọng, vừa hát thánh ca, vừa diễu hành ba lần quanh Mộ Thánh.

Sau khi cuộc rước kết thúc, vị Thượng phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Giêrusalem cởi bỏ áo choàng và một mình đi vào mộ Chúa. Trước khi vào hầm mộ, Ngài được các chức sắc Do Thái kiểm tra kỹ càng để chứng minh rằng Ngài không mang theo đá lửa, diêm quẹt hoặc bất cứ phương tiện nào có thể làm phát sinh ra lửa. Trong những thế kỷ trước, việc kiểm tra này thường do các binh sĩ Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện.

Đoàn rước cùng hát bài Kyrie Eleison – Lạy Chúa, xin thương xót chúng con bằng tiếng Hy Lạp cho đến khi lửa Thánh tự phát trên 33 ngọn nến trắng buộc vào nhau do Đức Thượng Phụ mang theo khi ông tiến vào trong hầm mộ Chúa.

Đức Thượng Phụ sau đó bước ra khỏi hầm mộ và phân phát lửa cho các tín hữu.

Trong 33 phút đầu tiên sau khi Lửa Thánh xuất hiện, khách hành hương cầm lửa không hề bị cháy tóc, mặt mũi, quần áo hay bất cứ thứ gì khác. 

Ngọn lửa trời không nóng và không cháy này được coi là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất trên thế giới mà khoa học không giải thích được.

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

Xem thêm...

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Search in posts
Search in pages
Filter by Categories
Abouts
Audio Bài giảng
Bài giảng
Blog
Các Vua
Chúa Giêsu
Cựu ước
Gương Chúa Giêsu
Hạnh các Thánh
Hoạt hình
Hoạt hình Công giáo
Hôn nhân
Kinh thánh
Kinh Thánh 100 Tuần
Lời Chúa
Lòng thương xót Chúa
Mẹ Fatima
Mẹ Lộ Đức
Mẹ Maria
Mùa Chay
Mùa Giáng sinh
Mùa Phục sinh
Mùa thường niên
Mùa vọng
Phim Công giáo
Phim Cựu ước
Phim Giáo dục Đức Tin
Phim Giáo dục gia đình
Phim Tân ước
Phút cầu nguyện
Quà tặng cuộc sống
Sách Audio
Suy niệm
Suy niệm năm A
Suy niệm năm C
Tâm lý - Tình cảm
Tân Ước
Tạo dựng
Thần học Online
Thánh ca Mp3
Thánh Giuse
Thánh Nhân
Thủ lãnh
Tiên tri
Tin tức
Tổ phụ
Video Công giáo
Video Thánh ca
Video Ý nghĩa
VietCatholic New