Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?

1. Thánh Lễ mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại giáo phận Đại Điền

Tại Sân bóng đá thế giới ở Đại Điền vào lúc gần 10 giờ sáng giờ địa phương, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ trước sự hiện diện của 50 ngàn tín hữu, đặc biệt trong số này có khoảng 40 thân nhân của các nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ đắm tàu Sewol ngày 16 tháng 4 năm nay. 

Trong bài giảng bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha nói:

“Hiệp với toàn thể Giáo Hội, chúng ta cử hành Lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời, trong vinh quang Thiên Chúa. Lễ Đức Maria lên trời tỏ cho chúng ta thấy vận mạng của chúng ta trong tư cách là dưỡng tử của Thiên Chúa và là chi thể của Thân Mình Chúa Kitô. Như Mẹ Maria Mẹ chúng ta, chúng ta được mời gọi tham dự trọn vẹn vào chiến thắng của Chúa trên tội lỗi và sự chết. Ngoài ra lễ này cũng mời gọi chúng ta ý thức về tương lai mà Chúa Phục Sinh đang mở ra cho chúng ta.

Tại Hàn quốc, lễ Đức Mẹ Hồn xác lên trời trùng vào lễ quốc khánh, kỷ niệm Hàn quốc được giải phóng khỏi sự đô hộ của Nhật Bản. Đức Thánh Cha nhận xét rằng người Đại Hàn theo truyền thống thường cử hành lễ này dưới ánh sáng kinh nghiệm lịch sử của mình, nhìn nhận sự chuyển cầu yêu thương của Mẹ Maria luôn hoạt động trong lịch sử quốc gia và đời sống dân tộc. Ngài nói:

“Ngày hôm nay, chúng ta hướng về Mẹ là Mẹ của Giáo Hội tại Hàn Quốc. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ giúp chúng ta trung thành với tự do chúng ta đã lãnh nhận trong ngày chịu phép rửa tội, xin Mẹ hướng dẫn những cố gắng của chúng ta trong việc biến đổi thế giới này theo kế hoạch của Thiên Chúa và làm cho Giáo Hội tại đất nước này có khả năng ngày càng trở thành men của Nước Chúa giữa lòng xã hội Hàn Quốc.

Đức Thánh Cha nói: “Ước gì các tín hữu Kitô tại đất nước này là một sức mạnh quảng đại canh tân tinh thần trong mọi lãnh vực của xã hội. Chiến đấu chống sự cám dỗ của chủ nghĩa duy vật bóp nghẹt những giá trị tinh thần và văn hóa, cũng như tinh thần cạnh tranh thái quá, sinh ra ích kỷ và xung đột. Ngoài ra, cần loại trừ những kiểu mẫu kinh tế vô nhân đạo đang tạo nên những hình thức nghèo đói mới, gạt các công nhân ra ngoài lề, và chống lại nền văn hóa chết chóc hạ giá hình ảnh của Thiên Chúa, Thiên Chúa của sự sống và vi phạm phẩm giá của mỗi người nam nữ và trẻ em.

Cũng trong bài giảng, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: 

“Trong tư cách là tín hữu Công Giáo Hàn quốc, anh chị em được mời gọi đề cao giá trị gia sản đã nhận lãnh và thông truyền cho các thế hệ tương lai. Điều này có nghĩa là mỗi người phải canh tân sự trở về cùng Lời Chúa và gia tăng sự quan tâm ân cần đối với người nghèo, những người túng thiếu và yếu thế giữa chúng ta. Niềm hy vọng do Tin Mừng cống hiến cho chúng ta là phương dược chống lại tinh thần tuyệt vọng dường như đang gia tăng thành một thứ ung thư giữa lòng xã hội, bề ngoài có vẻ giàu sang, nhưng thường cảm thấy cay đắng và trống rỗng trong nội tâm. Sự tuyệt vọng ấy đã làm cho bao nhiêu người trẻ phải trả giá!”

2. Ai muốn theo Thầy hãy vác thánh giá mình mà theo theo Thầy

Kính thưa quý vị và anh chị em, 

Bài Phúc âm Chúa Nhật Thứ Hai Mươi Mốt Mùa Thường Niên được cử hành trong toàn thể Giáo Hội vào ngày 24 tháng 8 mời gọi chúng ta suy tư về những câu hỏi then chốt trong đời sống đức tin. Đó là Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta, và theo Chúa Giêsu nghĩa là gì?

Trong chương trình hôm nay, Như Ý xin thuật hầu với quý vị và anh chị em và anh chị em câu chuyện Chúa Giêsu hỏi các môn đệ xem các ông nghĩ Người là ai và tiên báo cuộc khổ nạn Người sẽ phải chịu.

Ông Phêrô tuyên xưng Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa

Khi Ðức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ”. Ðức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Simon Phêrô thưa: “Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Ðức Giêsu nói với ông: “Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”. Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Ðấng Kitô.

Ðức Giêsu tiên báo cuộc Thương Khó lần thứ nhất

Từ lúc đó, Ðức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” Nhưng Ðức Giêsu quay lại bảo ông Phêrô: “Xatan, lui ra đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”.

Ðiều kiện phải có để theo Ðức Giêsu

Rồi Ðức Giêsu nói với các môn đệ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?

“Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm. Thầy bảo thật anh em: trong số người có mặt đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết trước khi thấy Con Người đến hiển trị”.

Trong thánh lễ sáng thứ Năm 20 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta với các Hồng Y đang tham dự Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường và đặc biệt với sự tham dự của nữ tu Candida Bellotti, người nữ tu già nhất thế giới được mời tham dự thánh lễ nhân ngày sinh nhật thứ 107 của bà, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài về bài Tin Mừng thuật lại tình cảnh bẽ bàng của thánh Phêrô.

Ðức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó”. Người lại hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phêrô trả lời: “Thầy là Ðấng Kitô”. Ðức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.

Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Ðức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: “Xatan ! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”. (Mc 8: 27-33).

Đức Thánh Cha nói:

“Trước câu hỏi vang lên từ con tim chúng ta: ‘Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?’, những điều chúng ta đã biết, những điều chúng ta đã học xem ra là chưa đủ. Học hỏi và hiểu biết là điều quan trọng, nhưng nó chưa đủ. Để biết Chúa Giêsu điều cần thiết là phải trải qua cuộc hành trình của Thánh Phêrô: sau chuyện bẽ bàng đó, Thánh Phêrô đã trưởng thành hơn với Chúa Giêsu, đã nhìn thấy những phép lạ Ngài làm, đã thấy quyền năng của Ngài. Rồi thánh nhân cũng nộp thuế như Chúa Giêsu đã truyền cho ngài là bắt một con cá, lấy ra một đồng xu để nộp thuế. Thánh nhân đã thấy nhiều phép lạ như thế. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định, chính Phêrô lại đã chối Chúa, đã phản bội Thầy mình, và ngài học được bài học gay go nhất ấy – vượt xa mọi thông hiểu – bằng nước mắt, và than khóc.”

“Câu hỏi đầu tiên dành cho Thánh Phêrô – ‘ Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?’ chỉ có thể hiểu được sau một hành trình, một hành trình rất dài, hành trình của ân sủng và tội lỗi, hành trình của một môn đệ. Chúa Giêsu đã không nói với Phêrô và các Thánh Tông Đồ ‘Hãy biết Ta!’; nhưng Ngài nói: ‘Hãy theo Ta!’ Và việc theo Chúa Giêsu này làm cho chúng ta biết Ngài. Chúng ta theo Chúa Giêsu với sức mạnh của chúng ta, và cả với tội lỗi chúng ta, nhưng luôn luôn theo Chúa. Điều cần thiết không phải chỉ là học biết điều này điều nọ, nhưng là sống cuộc sống của một môn đệ Người. “

“Biết Chúa Giêsu là một ân sủng của Chúa Cha, chính Ngài là Đấng làm cho chúng ta biết Chúa Giêsu. Đó là một tác động của Chúa Thánh Thần, là một người thợ vĩ đại, không phải là một ‘đoàn viên công đoàn’ – Ngài là một người thợ tuyệt vời luôn làm việc trong chúng ta. Ngài giải thích những mầu nhiệm về Chúa Giêsu, và đem đến cho chúng ta nhận thức về Chúa Giêsu. Chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu, Thánh Phêrô, và các Thánh Tông Đồ, và chúng ta nghe vang vọng trong lòng mình câu hỏi ‘Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?’ Cũng như các Thánh Tông Đồ, chúng ta hãy xin cùng Chúa Cha ban cho chúng ta được biết Chúa Kitô từ Thánh Thần, Đấng sẽ giải thích cho ta mầu nhiệm này”

3. Tình cảnh người tị nạn Iraq

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đặc sứ của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo đã đến Baghdad sáng thứ Ba 19 tháng 8 sau khi đã đến thăm các thành phố Duhop và Erbil.

Đức Hồng Y Filoni cùng với Đức Thượng Phụ Louis Sako, đang yêu cầu cộng đồng quốc tế hành động cụ thể để giúp các Kitô hữu bị đàn áp và cộng đồng người Yazedi. Trong tâm tình hiệp thông với các ngài và Giáo Hội tại Iraq và đồng thời nhân ngày quốc tế nhân đạo 19 tháng 8, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một vài hình ảnh thương tâm của người tị nạn Iraq.

Hàng trăm ngàn người đã phải bỏ nhà bỏ cửa trốn chạy quân khủng bố Hồi Giáo IS. Nhiều người đến nơi mệt nhoài. Nhiều người khác tan nát tân hồn và ngất đi khi biết chồng con mình đã bị bọn khủng bố giết chết trên đường tìm tự do.

Chúng tôi chẳng có gì. Chúng tôi chết vì đói khát. Chẳng có thứ gì ở đó. Chúng tôi đã đi bộ suốt 12 ngày. Nhiều người chết và chúng tôi vô cùng hoang mang.

Rất khó lòng kiếm được một gia đình còn nguyên vẹn như người tị nạn may mắn này. 

Tôi may mắn là gia đình tôi không ai bị giiết nhưng những người bạn thân của tôi đều chịu cảnh gia đình tan nát. Toàn bộ gia đình họ chết hết, không còn một ai sống sót, bị giết chết hết. 

Sau những chặng đường dài mệt nhọc giờ đây những người tị nạn đến được nơi an toàn nhưng khó khăn vẫn còn chồng chất. Gay go trước mắt là kiếm chỗ nào tá túc đây?

Các cơ quan của Liên Hiệp Quốc phối hợp với các tổ chức bác ái dựng tạm những căn lều cho người tị nạn.

Một người tị nạn cho biết: “Chúng tôi chỉ có một chai nước và chia cho nhau. Chỉ có một chai thôi. Môi người nhấm một chút từ cái nắp để khỏi chết. Chỉ có như vậy để mà sống được”.

Thức ăn và nước uống được cung cấp cho những người tị nạn nhưng không thấm vào đây với con số người càng lúc càng đông đảo.

“Tôi không biết là tôi sẽ có ngày nào trở lại nữa không. Chúng tôi không muốn quay lại Sinjar nữa. Nếu cứ như thế này chúng tôi không muốn quay lại. Nếu tôi trở về đó hôm nay, ngày mai tôi sẽ chết”.

Nhiều người cũng nói như vậy. Kinh nghiệm họ vừa trải qua thật là một cơn ác mộng.

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

Xem thêm...

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Search in posts
Search in pages
Filter by Categories
Abouts
Audio Bài giảng
Bài giảng
Blog
Các Vua
Chúa Giêsu
Cựu ước
Gương Chúa Giêsu
Hạnh các Thánh
Hoạt hình
Hoạt hình Công giáo
Hôn nhân
Kinh thánh
Kinh Thánh 100 Tuần
Lời Chúa
Lòng thương xót Chúa
Mẹ Fatima
Mẹ Lộ Đức
Mẹ Maria
Mùa Chay
Mùa Giáng sinh
Mùa Phục sinh
Mùa thường niên
Mùa vọng
Phim Công giáo
Phim Cựu ước
Phim Giáo dục Đức Tin
Phim Giáo dục gia đình
Phim Tân ước
Phút cầu nguyện
Quà tặng cuộc sống
Sách Audio
Suy niệm
Suy niệm năm A
Suy niệm năm C
Tâm lý - Tình cảm
Tân Ước
Tạo dựng
Thần học Online
Thánh ca Mp3
Thánh Giuse
Thánh Nhân
Thủ lãnh
Tiên tri
Tin tức
Tổ phụ
Video Công giáo
Video Thánh ca
Video Ý nghĩa
VietCatholic New