🙏Xin quý cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn Vinh Sơn (Bố của tác giả website này) vừa được Chúa gọi về.🙏

0:00

0:00

Status:
Audio Bài Giảng
Đạo diễn:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Diễn viên:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Thể loại:
Audio Bài giảng, Bài giảng, Kinh Thánh 100 Tuần
Sản xuất:
Phim Công Giáo HD
Thời lượng:
45 Phút
Năm phát hành:
2013

Sách Daniel, Chương 7 – 12 | Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm

Sách Daniel, Chương 7 – 12 | Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm

Tuần 71: SÁCH DANIEL, Chương 7 – 12

PHẦN II. NHỮNG THỊ KIẾN CỦA DANIEL (chương 7-12)

Trong những chương này, sách Daniel trình bày những thị kiến mang tính khải huyền. Khải huyền là một thể văn phát triển mạnh từ năm 200 – 100 trước Công nguyên (x. Is 24-27; Ezekiel 38-39; Daniel 7-12). Những tác phẩm khải huyền mạc khải những điều mà trí khôn bình thường của con người không hiểu được. Những mạc khải này được trình bày qua trung gian của các thiên sứ, thị kiến và biểu tượng. Trong sách Daniel, những chương 7-12 khuyến khích những người đang phải chịu bách hại dưới thời Antiochus IV hãy vững tâm vì thời đau khổ đã sắp hết. Những chương này trình bày 4 thị kiến.

1. Thị kiến về bốn con thú (7,1-28)

Cảnh thứ nhất (7,2-8): gió bốn phương trời khuấy động biển cả và bốn con thú từ biển xuất hiện với những hình dạng đáng sợ (x. Kn 7,11), đặc biệt con thú mười sừng: sừng nhỏ xuất hiện, có mắt người và miệng nói những lời ngạo mạn.
Cảnh thứ hai (7,9-12): cảnh xử án trên trời, với Đấng Lão thành ngự trên ngai lửa và hàng ngàn tôi tớ hầu hạ (x.1Ks 22,19). Khi các cuốn sách được mở ra, bốn con thú bị đem ra xử, và con thú thứ tư bị phân thây, làm mồi cho lửa. Những con thú còn lại bị tước quyền thống trị nhưng còn được sống một thời hạn.
Tiếp đó, Daniel thấy một vị giống như Con Người, ngự trên đám mây mà đến. Vị này được Đấng Lão thành trao cho quyền thống trị, vinh quang và vương vị.
Sau khi chứng kiến, Daniel được giải thích. Bốn con thú tượng trưng cho bốn vương quốc (Babylon, Median, Ba Tư, Hi Lạp) mà Dân thánh của Chúa sẽ chiến thắng. Mười sừng của con thú thứ tư tượng trưng cho vương quốc Hi Lạp bị chia cắt, và cái sừng nhỏ phạm thượng tượng trưng cho Antiochus IV Epiphanes là người đã bách hại dân Do thái ở Giêrusalem (x. 1 Macabê 1,20-63). Thiên thần bảo đảm với Daniel rằng mặc dù cái sừng nhỏ này chống lại Dân Chúa nhưng quyền lực của nó chỉ tạm thời (câu 24-26). Con Người ở đây là hình ảnh của Dân Chúa sẽ được trao quyền thống trị trong tương lai.

2. Thị kiến về cừu đực và dê đực (8,1-27)

Thị kiến kể lại cuộc chiến giữa con cừu hai sừng (Median và Ba Tư) và con dê đực (Alexander đại đế). Tuy dùng những hình ảnh khác, nhưng thị kiến này cũng nói đến diễn tiến lịch sử như trong chương 7. Con dê đực hạ gục con cừu hai sừng cách dễ dàng, ám chỉ việc Alexander đại đế đánh hạ Ba Tư trong các cuộc chiến từ năm 334-331 trước Công nguyên. Tuy nhiên khi nó đang sung sức thì cái sừng lớn bị gãy, ám chỉ cái chết yểu mệnh của Alexander năm 323, và bốn sừng khác mọc lên, có ý nói về vương quốc của Alexander bị chia thành bốn: Macedonia, Tiểu Á, Syria-Babylonia, và Ai Cập. Từ một trong các sừng lại xuất hiện cái sừng nhỏ, ám chỉ Antiochus IV Epiphanes, là ông vua dám xúc phạm đến Đền thánh.Được thiên sứ Gabriel giải thích, Daniel hiểu rằng cơn giận của Thiên Chúa sắp nổ ra và Antiochus sẽ bị lật đổ. Câu “cho đến hai ngàn ba trăm chiều và sáng” được hiểu là 1150 ngày, tức là 3 năm và 70 ngày. Thời gian này tương ứng với thời gian từ khi Đền thánh bị xúc phạm năm 167 đến khi được thánh hiến lại năm 164 (x. 1 Macabê 4,52-59 và 10,3).

3. Thị kiến thứ ba: Gabriel và 70 tuần (9,1-27)

Thị kiến thứ ba là mạc khải trực tiếp cho Daniel qua trung gian thiên sứ Gabriel. Chương này được chia thành hai phần: lời cầu của Daniel (9,3-19) và Thiên Chúa trả lời (9,20-27).
Lời cầu nguyện của Daniel phát xuất từ việc suy niệm lời của tiên tri Giêrêmia (x. Gier 25,11-12; 29,10): 70 năm phải trôi qua trước khi Giêrusalem mãn thời kỳ điêu tàn.
Sau đó, Gabriel được Chúa sai đến để giải thích cho Daniel về lời tiên tri của Giêrêmia. 70 năm ở đây là 70 tuần năm, nghĩa là 490 năm. 70 tuần năm này được chia thành ba thời kỳ:
(1) bảy tuần (49 năm) cho đến khi vị lãnh đạo được xức dầu xuất hiện (nghĩa là từ năm 587 trước Công nguyên (lưu đày lần II) đến năm 538 (Kyrô xuất hiện).
(2) 62 tuần (434 năm) đến khi một vị xức dầu bị thủ tiêu: từ khi chấm dứt lưu đày năm 538 đến khi khi thượng tế Onias III bị ám sát năm 170. Như thế phải tính là 368 năm chứ không phải 434 năm. Tuy nhiên các nhà chú giải cho rằng sai sót này có thể hiểu được tác giả sách Daniel không nắm rõ thời kỳ cai trị của Ba Tư.
(3) một tuần (7 năm) từ 170 – 163 trước Công nguyên: thời bách hại của Antiochus IV Epiphanes trong vòng nửa tuần, sau đó bị tiêu diệt.

4. Thị kiến về các cuộc chiến tranh Hi Lạp (10,1 – 12,13)

Thị kiến thứ tư này được chia làm ba phần:
– Dẫn nhập dài mô tả sự xuất hiện của sứ giả và cuộc trò chuyện với Daniel (10)
– Cho biết về những cuộc chiến giữa nhà Ptolemies tại Ai Cập và nhà Seleucides tại Syria, và kết thúc là cái chết của Antiochus (11-12,4)
– Phần kết (12,5-13)
(Audio: Nguyễn Anh Tuấn)
Theo dõi
Thông báo
guest

1 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] Tuần 71: Sách Daniel, Chương 7 – 12 […]

Xem thêm...

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Search in posts
Search in pages
Filter by Categories
Abouts
Audio Bài giảng
Bài giảng
Blog
Các Vua
Chúa Giêsu
Cựu ước
Gương Chúa Giêsu
Hạnh các Thánh
Hoạt hình
Hoạt hình Công giáo
Hôn nhân
Kinh thánh
Kinh Thánh 100 Tuần
Lời Chúa
Lòng thương xót Chúa
Mẹ Fatima
Mẹ Lộ Đức
Mẹ Maria
Mùa Chay
Mùa Giáng sinh
Mùa Phục sinh
Mùa thường niên
Mùa vọng
Phim Công giáo
Phim Cựu ước
Phim Giáo dục Đức Tin
Phim Giáo dục gia đình
Phim Tân ước
Phút cầu nguyện
Quà tặng cuộc sống
Sách Audio
Suy niệm
Suy niệm năm A
Suy niệm năm C
Tâm lý - Tình cảm
Tân Ước
Tạo dựng
Thần học Online
Thánh ca Mp3
Thánh Giuse
Thánh Nhân
Thủ lãnh
Tiên tri
Tin tức
Tổ phụ
Video Công giáo
Video Thánh ca
Video Ý nghĩa
VietCatholic New